Câu hỏi: Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của li độ x vào thời gian t của hai dao động điều hòa cùng phương. Dao động của vật là tổng hợp của hai dao động nói trên. Trong 0,20 s đầu tiên kể từ
t = 0 s, tốc độ trung bình của vật bằng
A. $20\sqrt{3}~\text{cm}/\text{s}$
B. $40\sqrt{3}~\text{cm}/\text{s}$
C. 20 cm/s.
D. 40 cm/s.
t = 0 s, tốc độ trung bình của vật bằng
A. $20\sqrt{3}~\text{cm}/\text{s}$
B. $40\sqrt{3}~\text{cm}/\text{s}$
C. 20 cm/s.
D. 40 cm/s.
Phương pháp:
Từ đồ thị viết phương trình dao động của hai dao động thành phần
Sử dụng máy tính bảo túi, xác định biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp:
${{\text{A}}_{1}}\angle {{\varphi }_{1}}+{{\text{A}}_{2}}\angle {{\varphi }_{2}}=\text{A}\angle \varphi $
Sử dụng VTLG và công thức: $\Delta \varphi =\omega \Delta t$
Tốc độ trung bình: ${{\text{v}}_{\text{th}}}=\frac{\text{S}}{\Delta \text{t}}$
Cách giải:
Từ đồ thị, ta thấy chu kì dao động: $\text{T}=4\cdot (0,2-0,05)=0,6(~\text{s})$
$\Rightarrow \omega =\frac{2\pi }{\text{T}}=\frac{2\pi }{0,6}=\frac{10\pi }{3}(\text{rad}/\text{s})$
+ Xét dao động thứ nhất có biên độ ${{A}_{1}}=4~\text{cm}$
Ở thời điểm $\text{t}=0,05~\text{s}=\frac{\text{T}}{12}$ có x = 0 và đang giảm → pha dao động là $\frac{\pi }{2}$ rad
Góc quét là: $\Delta {{\varphi }_{1}}=\omega \Delta {{\text{t}}_{1}}=\frac{2\pi }{\text{T}}\cdot \frac{\text{T}}{12}=\frac{\pi }{6}\Rightarrow {{\varphi }_{1}}=\frac{\pi }{2}-\frac{\pi }{6}=\frac{\pi }{3}(\text{rad})$
Phương trình dao động thứ nhất là: ${{x}_{1}}=4\cos \left(\frac{10\pi }{3}t+\frac{\pi }{3} \right)(\text{cm})$
+ Xét dao động thứ 2:
Ở thời điểm $\text{t}=0,05~\text{s}=\frac{\text{T}}{12}$ có $\text{x}=-{{\text{A}}_{2}}\to $ pha dao động là $\pi $ \left(rad\right)
Góc quét là: $\Delta {{\varphi }_{2}}=\frac{\pi }{6}\Rightarrow {{\varphi }_{2}}=\pi -\frac{\pi }{6}=\frac{5\pi }{6}(\text{rad})$
Li độ ở thời điểm $\text{t}=0:{{\text{x}}_{02}}=-6={{\text{A}}_{2}}\cos \frac{5\pi }{6}\Rightarrow {{\text{A}}_{2}}=4\sqrt{3}(~\text{cm})$
Phương trình dao động thứ 2 là:
${{\text{x}}_{2}}=4\sqrt{3}\cos \left(\frac{10\pi }{3}\text{t}+\frac{5\pi }{6} \right)(\text{cm})$
Sử dụng máy tính bỏ túi:
Chọn SHIFT+MODE+4 để đưa máy tính về chế độ rad
Chọn MODE+2
Nhập phép tính: $4\angle \frac{\pi }{3}+4\sqrt{3}\angle \frac{5\pi }{6}+5$ SHIFT $+2+3=8\angle \frac{2\pi }{3}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}}
\text{A}=8(~\text{cm}) \\
\varphi =\frac{2\pi }{3}(\text{rad}) \\
\end{array} \right.$
Trong 0,2s , góc quét của dao động tổng hợp là: $\Delta \varphi =\omega \Delta \text{t}=\frac{10\pi }{3}. 0,2=\frac{2\pi }{3}(\text{rad})$
Ta có VTLG:
Từ VTLG, ta thấy trong 0,2s đầu tiên kể từ t = 0s, quãng đường vật đi được là: S= 2.\left(84\right)= 8 \left(cm\right)
Tốc độ trung bình của vật là: ${{\text{v}}_{\text{tb}}}=\frac{\text{S}}{\Delta \text{t}}=\frac{8}{0,2}=40(~\text{cm}/\text{s})$
Từ đồ thị viết phương trình dao động của hai dao động thành phần
Sử dụng máy tính bảo túi, xác định biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp:
${{\text{A}}_{1}}\angle {{\varphi }_{1}}+{{\text{A}}_{2}}\angle {{\varphi }_{2}}=\text{A}\angle \varphi $
Sử dụng VTLG và công thức: $\Delta \varphi =\omega \Delta t$
Tốc độ trung bình: ${{\text{v}}_{\text{th}}}=\frac{\text{S}}{\Delta \text{t}}$
Cách giải:
Từ đồ thị, ta thấy chu kì dao động: $\text{T}=4\cdot (0,2-0,05)=0,6(~\text{s})$
$\Rightarrow \omega =\frac{2\pi }{\text{T}}=\frac{2\pi }{0,6}=\frac{10\pi }{3}(\text{rad}/\text{s})$
+ Xét dao động thứ nhất có biên độ ${{A}_{1}}=4~\text{cm}$
Ở thời điểm $\text{t}=0,05~\text{s}=\frac{\text{T}}{12}$ có x = 0 và đang giảm → pha dao động là $\frac{\pi }{2}$ rad
Góc quét là: $\Delta {{\varphi }_{1}}=\omega \Delta {{\text{t}}_{1}}=\frac{2\pi }{\text{T}}\cdot \frac{\text{T}}{12}=\frac{\pi }{6}\Rightarrow {{\varphi }_{1}}=\frac{\pi }{2}-\frac{\pi }{6}=\frac{\pi }{3}(\text{rad})$
Phương trình dao động thứ nhất là: ${{x}_{1}}=4\cos \left(\frac{10\pi }{3}t+\frac{\pi }{3} \right)(\text{cm})$
+ Xét dao động thứ 2:
Ở thời điểm $\text{t}=0,05~\text{s}=\frac{\text{T}}{12}$ có $\text{x}=-{{\text{A}}_{2}}\to $ pha dao động là $\pi $ \left(rad\right)
Góc quét là: $\Delta {{\varphi }_{2}}=\frac{\pi }{6}\Rightarrow {{\varphi }_{2}}=\pi -\frac{\pi }{6}=\frac{5\pi }{6}(\text{rad})$
Li độ ở thời điểm $\text{t}=0:{{\text{x}}_{02}}=-6={{\text{A}}_{2}}\cos \frac{5\pi }{6}\Rightarrow {{\text{A}}_{2}}=4\sqrt{3}(~\text{cm})$
Phương trình dao động thứ 2 là:
${{\text{x}}_{2}}=4\sqrt{3}\cos \left(\frac{10\pi }{3}\text{t}+\frac{5\pi }{6} \right)(\text{cm})$
Sử dụng máy tính bỏ túi:
Chọn SHIFT+MODE+4 để đưa máy tính về chế độ rad
Chọn MODE+2
Nhập phép tính: $4\angle \frac{\pi }{3}+4\sqrt{3}\angle \frac{5\pi }{6}+5$ SHIFT $+2+3=8\angle \frac{2\pi }{3}\Rightarrow \left\{ \begin{array}{*{35}{l}}
\text{A}=8(~\text{cm}) \\
\varphi =\frac{2\pi }{3}(\text{rad}) \\
\end{array} \right.$
Trong 0,2s , góc quét của dao động tổng hợp là: $\Delta \varphi =\omega \Delta \text{t}=\frac{10\pi }{3}. 0,2=\frac{2\pi }{3}(\text{rad})$
Ta có VTLG:
Từ VTLG, ta thấy trong 0,2s đầu tiên kể từ t = 0s, quãng đường vật đi được là: S= 2.\left(84\right)= 8 \left(cm\right)
Tốc độ trung bình của vật là: ${{\text{v}}_{\text{tb}}}=\frac{\text{S}}{\Delta \text{t}}=\frac{8}{0,2}=40(~\text{cm}/\text{s})$
Đáp án D.