Hiện tượng váng dầu, nhiều màu.

Passion

Active Member
Đề bài
Nhìn váng dầu trên mặt nước, ta thấy tương tự như màu sắc cầu vồng, đó là do:
Chọn câu trả lời đúng:
A. sự hấp thụ ánh sáng một cách không đồng đều
B. trong dầu có pha màu.
C. sự tán sắc ánh sáng.
D. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
 

Chuyên mục

Đề Bài:
Nhìn váng dầu trên mặt nước, ta thấy tương tự như màu sắc cầu vồng, đó là do:

Chọn câu trả lời đúng:
A. sự hấp thụ ánh sáng một cách không đồng đều
B. trong dầu có pha màu.
C. sự tán sắc ánh sáng.
D. hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Đáp án là $D$. Hiện tượng giao thoa ánh sáng.
Ps: sách viết thế :))
 
Nhưng tại sao không phải là tán sắc ánh sáng nhỉ?:(
(Có cái cầu vồng mà....:D)
 
Nhưng tại sao không phải là tán sắc ánh sáng nhỉ? :(
(Có cái cầu vồng mà ....:D)
Cầu vồng là tán sắc, còn váng dầu nhiều màu thì là giao thoa.
Hiểm nôm na thì cầu vồng tán sắc chính là ánh sáng mặt trời bị tán qua các đám mây mang hơi nước.
Còn váng dầu là sự phản xạ lại hệ vân giao thoa của vô số ánh sáng, hiển thị trên lớp dầu mỡ nổi trên nước.
 
Tán sắc là hiện tượng chùm tia sáng hẹp đi qua một môi trường đồng tính có chiết suất khác với mt tia tới, đọc thí nghiệm Niu tơn ở SGK và các giải thích... . Và Cầu vòng là vậy... còn bóng bóng xà phòng là do sự giao thoa giữa ánh sáng tới và ánh sáng phản xạ và cho hình ảnh trên bong bóng(chú í đây là giao thoa ánh sánh trắng).
 
Thế còn hiện tượng đủ thứ màu trên cái đĩa CD. Bạn nào giúp mình hiểu cặn kẽ hơn nào :)
 
Đĩa CD là giao thoa ánh sáng đó bạn, nó là sự giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ thui. Các bạn quan tâm những câu hỏi này cũng tốt nhưng nên chú ý "đề thi ĐH" không ra những chỗ gây tranh cãi trong sgk.
 
Nhưng tại sao không phải là tán sắc ánh sáng nhỉ? :(
(Có cái cầu vồng mà ....:D)
Cơ chế tác động qua lại của màu sắc ở bọt xà phòng do sự phản xạ đồng thời ánh sáng từ cả mặt bên trong lẫn mặt bên ngoài của màng xà phòng cực kì mỏng. Hai bề mặt lại rất gần nhau (cách nhau chỉ vài micrô mét) và ánh sáng phản xạ từ mặt bên trong vừa giao thoa tăng cường vừa giao thoa triệt tiêu với ánh sáng phản xạ từ mặt bên ngoài. Hiệu ứng giao thoa quan sát thấy là do ánh sáng phản xạ từ mặt bên trong của bọt phải truyền đi quãng đường xa hơn ánh sáng phản xạ từ mặt bên ngoài, và chiều dày khác nhau của màng xà phòng tạo ra sự chênh lệch tương ứng về khoảng cách mà các sóng ánh sáng phải truyền để tới được mắt người.

Khi các sóng phản xạ từ mặt bên trong và mặt bên ngoài của màng xà phòng tái kết hợp, chúng sẽ giao thoa với nhau để hoặc là triệt tiêu hoặc là tăng cường một số bước sóng của ánh sáng trắng bằng sự giao thoa triệt tiêu hoặc giao thoa tăng cường (như minh họa trong hình 2). Kết quả là sự biểu hiện màu sắc rực rỡ có vẻ xoay chuyển theo bề mặt của bọt khi nó giãn ra hoặc co lại theo luồng gió thổi. Thật dễ dàng điểu chỉnh bọt xà phòng, hoặc đưa nó lại gần hoặc ra xa, làm cho màu sắc thay đổi, hay thậm chí làm biến mất hoàn toàn màu sắc. Nếu như khoảng cách tăng thêm truyền đi bởi sóng ánh sáng phản xạ từ mặt bên trong chính xác bằng với bước sóng của sóng phản xạ từ mặt bên ngoài, thì các sóng ánh sáng sẽ tái kết hợp tăng cường nhau, hình thành nên màu sáng. Trong những khu vực mà sóng không đồng bộ với nhau, cả chỉ một số phần nhỏ bước sóng, hiệu ứng giao thoa triệt tiêu sẽ xảy ra, làm suy yếu hoặc hủy mất ánh sáng phản xạ (và màu sắc).

interferencefigure2.jpg
 

Quảng cáo

Back
Top