Trang đã được tối ưu để hiển thị nhanh cho thiết bị di động. Để xem nội dung đầy đủ hơn, vui lòng click vào đây.
T

Đề số 15 - Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 1 - Ngữ văn 7

Câu hỏi: I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm)
Câu 1:
Những thế loại văn bản nào sau đây thuộc kiểu văn bản biểu cảm:
A. Kịch, tiểu thuyết.
B. Thơ trữ tình, ca dao trữ tình, tuỳ bút.,
C. Truyện ngắn, truyện dài.
D. Tiểu thuyết và truyện ngắn.
Câu 2: Ngoài cách biểu cảm trực tiếp như tiếng kêu, lời than, văn biểu cảm còn sử dụng những biện pháp nào để khơi gợi tình cảm?
A. Biện pháp miêu tả.
B. Biện pháp tự sự.
C. Biện pháp thuyết minh.
D. Biện pháp miêu tả và tự sự.
Câu 3: Thế nào là một văn bản biếu cảm:
A. Kế lại một câu chuyện cảm động.
B. Thế hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ.
C. Bàn luận về một hiện tượng trong đời sống.
D. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khơi gợi sự đồng cảm nơi người đọc.
Câu 4: "Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn như yêu thương con người, yêu thiên nhiên, yêu Tổ quốc, ghét những thói tầm thường, độc ác...". Nhận định này đúng hay sai?
A. Sai
B. Đúng
II. TỰ LUẬN (8 điểm)
Em hãy viết đoạn văn (khoảng 8 đến 10 câu) phát biểu cảm nghĩ về nụ cười của mẹ.
Lời giải chi tiết
I. TRẮC NGHIỆM (Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm).
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
D
A
II. TỰ LUẬN
Bài viết đảm bảo yêu cầu của một đoạn văn biểu cảm.
Gợi ý:
- Mở đoạn: giới thiệu về mẹ (nụ cười là niềm hạnh phúc của mẹ)
- Thân đoạn:
+ Nụ cười là niềm vui của mẹ khi nhìn thấy con ngoan, chăm học.
+ Nụ cười là niềm hạnh phúc của mẹ khi gia đình đầm ấm, yên vui.
+ Nụ cười cũng là niềm hạnh phúc của mẹ khi những gian khó cuộc đời được thay bằng quả ngọt của niềm vui.
- Đoạn kết: Hiểu được "nụ cười" của mẹ, ta càng yêu thương, kính trọng và biết ơn mẹ.