The Collectors

Để nghiên cứu tốc độ tích lũy đột biến thay thế nuclêôtit trên...

Câu hỏi: Để nghiên cứu tốc độ tích lũy đột biến thay thế nuclêôtit trên gen, các nhà khoa học đã so sánh trình tự nuclêôtit ở vùng đầu (chứa trình tự nuclêôtit mã hóa tín hiệu nhận biết và tiến hành dịch mã của ribôxôm) của 149 gen của E. coli. Một phần kết quả nghiên cứu được thể hiện trên hình vẽ sau đây:
image6.png

Phân tích hình vẽ và kiến thức về cơ chế di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Mạch ADN của các gen trên hình 5 là mạch bổ sung trong quá trình phiên mã.
II. Trình tự bộ ba bảo thủ nhất (được bảo tồn lớn nhất) là 5’ATG3’ ở vị trí 0;1;2.
III. Nếu xảy ra đột biến điểm thì tần số đột biến tại các nuclêotit là tương đương nhau.
IV. Nếu gen bị đột biến điểm dạng thay thế một cặp nu khác loại ở vị trí (-2) sẽ ức chế quá trình phiên mã.
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Có 3 phát biểu đúng là I; II; III.
- I ĐÚNG: Mạch ADN trên hình là mạch bổ sung. Giải thích: Mạch ADN trên hình có chiều 5' -> 3'; điểm khởi đầu dịch mã có bộ ba mở đầu (ATG) => Đây là mạch không làm khuôn.
- II ĐÚNG: Trình tự bộ ba mã hóa bảo thủ nhất trong đoạn trình tự là ATG, tại vị trí 0-1-2. Đây là bộ ba mở đầu có chức năng mở đầu cho quá trình tổng hợp chuỗi polypeptit và mã hóa cho axit amin Methionin. Bộ ba ATG là tín hiệu nhận biết cho các yếu tố khởi đầu quá trình dịch mã.
Các đột biến tại bộ ba này ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình dịch mã => bị
CLTN đào thải => được bảo tồn trong tiến hóa.
- III ĐÚNG: Các đột biến xảy ra trên các nucleotit của ADN là ngẫu nhiên, nên tần số đột biến tại các nuclêôtit khác nhau là tương đương nhau.
- Nếu gen bị đột biến điểm dạng thay thế một cặp nu khác loại ở vị trí -2 không ảnh hưởng đến quá trình phiên mã vì mã mở đầu ở vị trí 0;1;2 IV SAI.
Đáp án C.
 

Quảng cáo

Back
Top