The Collectors

Bài VII. 5, VII. 6 trang 95,96 SBT Vật lý 11

Câu hỏi:

Bài VII. 5​

Trong công thức về số bội giác của kính hiển vi ngắm chừng ở vô cực  \({G_\infty } = \dfrac{\delta D} {f_1f_2}\) thì đại lượng  \(\delta\)  là gì?
A. Chiều dài của kính.
B. Khoảng cách F1​’F2​
C. Khoảng cực cận của mắt người quan sát.
D. Một đại lượng khác A, B, C
Phương pháp giải:
Sử dụng biểu thức tính độ bội giác: \({G_\infty } = \dfrac{\delta D} {f_1f_2}\)
Lời giải chi tiết:
Ta có: \({G_\infty } = \dfrac{\delta D} {f_1f_2}\)
Trong đó: \(\delta = F_1'F_2\) được gọi là độ dài quang học .
Chọn đáp án: B

Bài VII. 6​

Công thức về số bội giác \(G = \dfrac{f_1}{f_2}\) của kính thiên văn khúc xạ áp dụng được cho trường hợp ngắm chừng nào?
A. Ở điểm cực cận
B. Ở điểm cực viễn.
C. Ở vô cực (hệ vô tiêu)
D. Ở mọi trường hợp ngắm chừng vì vật luôn ở vô cực.
Phương pháp giải: Vận dụng kiến thức về kính thiên văn.
Giải chi tiết: Công thức về số bội giác \(G = \dfrac{f_1}{f_2}\) của kính thiên văn khúc xạ áp dụng được cho trường hợp ngắm chừng ở vô cực.
Chọn đáp án: C
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top