The Collectors

Bài IV. 10, IV. 11, IV. 12 trang 65 SBT Vật lí 10

Câu hỏi:

IV. 10.​

Một hộp đựng đầy cát khối lượng 2,5 kg được treo bằng sợi dây dài có đầu trên gắn với giá đỡ tại điểm O như hình IV. 2. Khi bắn viên đạn theo phương ngang thì đầu đạn có khối lượng 20 g bay tới xuyên vào hộp cát, đẩy hộp cát chuyển động theo một cung tròn, làm cho trọng tâm của hộp cát nâng cao thêm 0,2 m so với vị trí cân bằng của nó. Bỏ qua lực cản, lực ma sát và khối lượng của dây treo. Xác định vận tốc của đầu đạn trước khi xuyên vào hộp cát. Lấy g = 9,8 m/s2​.
ly-10_1.jpg
Phương pháp giải:
Áp dụng
+ Định luật bảo toàn động lượng \({p_1} + {p_2} = p{'_1} + p{'_2} \to {m_1}{v_1} = {m_1}v{'_1} + {m_2}{v_2}\)
+ Định luật bảo toàn cơ năng \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + mgh\): là hằng số
Lời giải chi tiết:
Hệ vật gồm "Đầu đạn - Hộp cát - Trái Đất" là một hệ cô lập, vì không có các ngoại lực (lực cản, lực ma sát) tác dụng. Do đó, động lượng và cơ năng của hệ vật bảo toàn. Chọn mặt đất làm gốc tính thế năng trọng trường và chiều chuyển động của các vật là chiều dương
- Áp dụng định luật bảo toàn động lượng cho quá trình va chạm mềm khi đầu đạn bay tới xuyên vào hộp cát theo phương ngang, ta có :
(m + M)V = mv => V = mv/(m+M)
trong đó v là vận tốc của đầu đạn có khối lượng m, còn V là vận tốc của hộp cát chứa đầu đạn có tổng khối lượng M + m.
- Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho quá trình khi hộp cát chứa đầu đạn có vận tốc V chuyển động trong trọng trường và trọng tâm của nó được nâng cao thêm một đoạn h so với vị trí cân bằng, ta có :
\(\left( {m + M} \right)gh = {{\left({m + M} \right){V^2}} \over 2} = > V = \sqrt {2gh} \)
Từ hai phương trình trên, ta suy ra vận tốc của đầu đạn :
\(v = {{m + M} \over m}\sqrt {2gh} = {{{{20.10}^{ - 3}} + 2,5} \over {{{20.10}^{ - 3}}}}.\sqrt {2.9,8.0,2} = 249,5(m/s)\)

IV. 11.​

Một lò xo có độ cứng 500 N/m nằm ngang, một đầu gắn cố định, đầu còn lại gắn với một vật khối lượng 200 g. Cho vật trượt trên một mặt phẳng ngang không ma sát. Khi vật đi qua vị trí cân bằng (lò xo không biến dạng), vật có động năng bằng 3,6 J. Xác định :
a) Vận tốc của vật tại vị trí cân bằng.
b) Công suất của lực đàn hồi tại vị trí lò xo bị nén 10 cm và vật đang rời xa vị trí cân bằng.
Phương pháp giải:
Áp dụng:
+ Định luật bảo toàn cơ năng: \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + \dfrac{1}{2}k{(\Delta \ell)^2}\)
+ Công thức tính lực đàn hồi: \(\left| {{F_{dh}}} \right| = k.\Delta \ell \)
+ Công thức tính công suất: \(P = \dfrac{A}{t} = F. V\)
Lời giải chi tiết:
Hệ vật "Lò xo — Vật trượt -Trái Đất" là hệ cô lập (do không chịu ngoại lực tác dụng) nên cơ năng của hệ vật bảo toàn.
Chọn mặt phẳng ngang làm mốc thế năng trọng trường (Wt ​= 0) và chọn vị trí cân bằng của vật tại điểm O làm mốc thế năng đàn hồi (Wđh​ = 0). Vì hệ vật chuyển động trên cùng mặt phẳng ngang, nên cơ năng của hệ vật tại vị trí bất kì có giá trị bằng tổng của thế năng đàn hồi và động năng :
\({\rm{W}} = {{\rm{W}}_{dh}} + {{\rm{W}}_d} = {{k{{\left( {\Delta l} \right)}^2}} \over 2} + {{m{v^2}} \over 2}\)
a. Khi hệ vật nằm cân bằng tại vị trí O: lò xo không biến dạng (Δl = 0) nên thế năng đàn hồi Wđh​ (O) = 0 và cơ năng của hệ vật có giá trị đúng bằng động năng của vật trượt :
W(O) = Wđ​(O) = \({{mv_O^2} \over 2}\) =3,6J
Từ đó suy ra vận tốc của vật tại vị trí O :
\({v_O} = \sqrt {{{2{W_d}\left( O \right)} \over m}} = \sqrt {{{2.3,6} \over {0,2}}} = 6(m/s)\)
b) Muốn xác định công suất của lực đàn hồi, ta phải tính được lực đàn hồi  của lò xo và vận tốc của vật tại cùng một vị trí.
Chọn chiểu lò xo bị nén là chiều dương. Tại vị trí A : lò xo bị nén một đoạn Δl = 10 cm > 0 và vật rời xa vị trí cân bằng có vận tốc v > 0, nên lực đàn hồi của lò xo  (chống lại lực nén) ngược hướng với vận tốc  của vật và có giá trị bằng :
Fdh​ = -k Δl =-500.10.10-2​ = -50N < 0
Cơ năng của hệ vật tại vị trí A bằng :
\({\rm{W}}\left( A \right) = {{mv_A^2} \over 2} + {{k{{\left({\Delta l} \right)}^2}} \over 2}\)
Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hệ vật, ta có:
\({\rm{W}}\left( A \right) = {\rm{W}}\left(O \right) = > {{mv_A^2} \over 2} + {{k{{\left({\Delta l} \right)}^2}} \over 2} = {{mv_O^2} \over 2}\)
Hay:  \({v_A} = \sqrt {v_O^2 - {{k{{\left( {\Delta l} \right)}^2}} \over m}} \)
Thay số, ta tìm được vận tốc của vật trượt tại vị trí A :
\({v_A} = \sqrt {{6^2} - {{500.{{\left( {{{10.10}^{ - 2}}} \right)}^2}} \over {{{200.10}^{ - 3}}}}} = 3(m/s)\)
Từ đó suy ra công suất của lực đàn hồi tại vị trí A có độ lớn bằng :
P = |Fđh​vA​| = 50.3 = 150 W

IV. 12.​

Một lò xo được đặt thẳng đứng, đầu dưới cố định, đầu trên đỡ một vật khối lượng 8 kg. Bỏ qua khối lượng của lò xo và lực cản của không khí.
a) Khi hệ vật nằm cân bằng tại vị trí O, lò xo bị nén một đoạn 10 cm. Xác định độ cứng của lò xo. Lấy g ≈ 10 m/s2​.
b) Ấn vật xuống phía dưới tới vị trí A để lò xo bị nén thêm 30 cm, rồi buông nhẹ tay thả cho vật chuyển động. Xác định thế năng đàn hồi của lò xo tại vị trí A và độ cao lớn nhất mà vật đạt tới so với vị trí A.
Phương pháp giải:
Áp dụng:
+ Định luật bảo toàn cơ năng: \({\rm{W}} = {{\rm{W}}_d} + {{\rm{W}}_t} + {{\rm{W}}_{tdh}} = \dfrac{1}{2}m{v^2} + mgh + \dfrac{1}{2}k{(\Delta \ell)^2}\)
+ Công thức tính lực đàn hồi: \(\left| {{F_{dh}}} \right| = k.\Delta \ell \)
Lời giải chi tiết:
Hệ vật "lò xo - vật - Trái Đất" là hệ cô lập (do không chịu ngoại lực tác dụng) nên cơ năng của hệ vật bảo toàn.
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top