Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn 3,4 gam hợp chất A, thu được 2,24 lít khí \(SO_2\) (đktc) và 1,8 gam \(H_2O\).
a)Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.
b) Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy của hợp chất A.
c)Dẫn khí \(SO_2\) thu được ở trên vào 146,6 gam dung dịch, trong đó có hoà tan 0,3 mol NaOH. Hãy xác định nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
a)Hãy xác định công thức phân tử của hợp chất A.
b) Viết PTHH biểu diễn phản ứng cháy của hợp chất A.
c)Dẫn khí \(SO_2\) thu được ở trên vào 146,6 gam dung dịch, trong đó có hoà tan 0,3 mol NaOH. Hãy xác định nồng độ phần trăm các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
Phương pháp giải
a) Tính số mol các chất
Ta có: mS + mH = 3,4 g => A gồm`H và S
Tính tỉ lệ giữa số mol H và số mol S
b) PTHH: \(2H_2S + 3O_2 → 2SO_2 + 2H_2O\)
c) số mol NaOH (0,3 mol) nhiều hơn 2 lần số mol \(SO_2\) (0,1 mol), vậy sản phẩm là muối \(Na_2SO_3\). Ta có PTHH :
\(SO_2 + 2NaOH → Na_2SO_3 + H_2O\)
Tính khối lượng dung dịch, khối lượng Na2SO3 và NaOH dư => C%
Lời giải chi tiết
a) Công thức phân tử của hợp chất A :
Số mol các sản phẩm của phản ứng :
\(nSO_2\) = 0,1 mol ; \(nH_2O\) = 0,1 mol.
Khối lượng của hiđro có trong 0,1 mol \(H_2O\) (2 g. 0,1 = 0,2 g) và khối lượng của lưu huỳnh có trong 0,1 mol \(SO_2\) (32 g. 0,1 = 3,2 g) đúng bằng khối lượng của hợp chất A đem đốt (3,4 g).
Vậy thành phần của hợp chất A chỉ có 2 nguyên tố là H và S.
- Tỉ lệ giữa số mol nguyên tử H và số mol nguyên tử S là :
\(n_H:n_S =0,1.2 : 0,1 =2 : 1\)
Công thức phân tử của hợp chất A là : \(H_2S\).
b) PTHH của phản ứng đốt cháy \(H_2S\) :
\(2H_2S + 3O_2 → 2SO_2 + 2H_2O\)
c) Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch :
Biết số mol NaOH (0,3 mol) nhiều hơn 2 lần số mol \(SO_2\) (0,1 mol), vậy sản phẩm là muối \(Na_2SO_3\). Ta có PTHH :
\(SO_2 + 2NaOH → Na_2SO_3 + H_2O\)
- Khối lượng của dung dịch sau phản ứng :
\(m_{dd}\) = 146,6 + 3,4 = 150 (g)
- Khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng :
\(m_{Na_2SO_3}\)= 126.0,1 = 12,6 (g) \(Na_2SO_3\)
\(m_{NaOHdư}\)= 40.(0,3 - 0,2) = 4 (g) NaOH
- Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng :
\(C\% {_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{12,6}}{{150}}. 100\% = 8,4\% \)
\(C{\% _{NaOH dư}} = \dfrac{4}{{150}}. 100\% \approx 2,67\% \)
a) Tính số mol các chất
Ta có: mS + mH = 3,4 g => A gồm`H và S
Tính tỉ lệ giữa số mol H và số mol S
b) PTHH: \(2H_2S + 3O_2 → 2SO_2 + 2H_2O\)
c) số mol NaOH (0,3 mol) nhiều hơn 2 lần số mol \(SO_2\) (0,1 mol), vậy sản phẩm là muối \(Na_2SO_3\). Ta có PTHH :
\(SO_2 + 2NaOH → Na_2SO_3 + H_2O\)
Tính khối lượng dung dịch, khối lượng Na2SO3 và NaOH dư => C%
Lời giải chi tiết
a) Công thức phân tử của hợp chất A :
Số mol các sản phẩm của phản ứng :
\(nSO_2\) = 0,1 mol ; \(nH_2O\) = 0,1 mol.
Khối lượng của hiđro có trong 0,1 mol \(H_2O\) (2 g. 0,1 = 0,2 g) và khối lượng của lưu huỳnh có trong 0,1 mol \(SO_2\) (32 g. 0,1 = 3,2 g) đúng bằng khối lượng của hợp chất A đem đốt (3,4 g).
Vậy thành phần của hợp chất A chỉ có 2 nguyên tố là H và S.
- Tỉ lệ giữa số mol nguyên tử H và số mol nguyên tử S là :
\(n_H:n_S =0,1.2 : 0,1 =2 : 1\)
Công thức phân tử của hợp chất A là : \(H_2S\).
b) PTHH của phản ứng đốt cháy \(H_2S\) :
\(2H_2S + 3O_2 → 2SO_2 + 2H_2O\)
c) Nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch :
Biết số mol NaOH (0,3 mol) nhiều hơn 2 lần số mol \(SO_2\) (0,1 mol), vậy sản phẩm là muối \(Na_2SO_3\). Ta có PTHH :
\(SO_2 + 2NaOH → Na_2SO_3 + H_2O\)
- Khối lượng của dung dịch sau phản ứng :
\(m_{dd}\) = 146,6 + 3,4 = 150 (g)
- Khối lượng các chất có trong dung dịch sau phản ứng :
\(m_{Na_2SO_3}\)= 126.0,1 = 12,6 (g) \(Na_2SO_3\)
\(m_{NaOHdư}\)= 40.(0,3 - 0,2) = 4 (g) NaOH
- Nồng độ phần trăm các chất trong dung dịch sau phản ứng :
\(C\% {_{N{a_2}C{O_3}}} = \dfrac{{12,6}}{{150}}. 100\% = 8,4\% \)
\(C{\% _{NaOH dư}} = \dfrac{4}{{150}}. 100\% \approx 2,67\% \)