Tính cường độ dòng điện ?

NTH 52

Bùi Đình Hiếu
Super Moderator
Bài toán
Một tàu điện chuyển động đều trên đoạn đường thẳng nằm ngang với vận tốc $v$, cường độ dòng điện đi qua động cơ của tàu là $100A$ và hiệu suất của động cơ là $90$%. Cho tàu leo dốc với vận tốc không đổi $v$ thì cường độ dòng điện qua động cơ là $I_{2}$, nếu tắt máy của tàu và cho tàu xuống dốc đó thì nó chuyển động thẳng đều. Cho rằng hao phí điện năng trong động cơ là do tỏa nhiệt ở các cuộn dây động cơ, $I_{2}$ là?
A. 100 hoặc 900 $A$
B. 765 hoặc 235 $A$
C. 90 hoặc $\dfrac{1000}{9} A$
D. 85 hoặc 26 $A$
 

Chuyên mục

Không cho dốc nghiêng bao nhiêu độ ah
Mình chỉ tìm được hệ thức liên hệ giữa $I_{2}$ và góc $\alpha $
 
Giải:
Khi tàu chuyển động đều trên đoạn đường thẳng nằm ngang, ta có $F_{c}.v=H_{1}UI_{1}$(1), với $F_{c}$ là lực cản.
Khi tàu lên dốc với vận tốc không đổi là v, ta có $(F_{c}+mg\sin\alpha).v=H_{2}UI_{2}$(2).
Khi tắt máy và xuống dốc, tàu chuyển động đều, nên $F_{c}=mg\sin\alpha$(3).
Từ (2), (3), ta có $2F_{c}v=H_{2}UI_{2}$(4), hay $2F_{c}v=UI_{2}-I_{2}^{2}$(6).
Do điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên R nên
$0,1UI_{1}=I_{1}^{2}R$, nên $R=\dfrac{0,1U}{I_{1}}$.(5).
Từ (1), (5), (6), ta có $0,1I_{2}^{2}-I_{1}I_{2}+2H_{1}I_{1}^{2}=0$,
thay $I_{1}=100 A, H_{1}=0,9$ ta có đáp án $B$.
 
Giải:
Khi tàu chuyển động đều trên đoạn đường thẳng nằm ngang, ta có $F_{c}.v=H_{1}UI_{1}$(1), với $F_{c}$ là lực cản.
Khi tàu lên dốc với vận tốc không đổi là v, ta có $(F_{c}+mg\sin\alpha).v=H_{2}UI_{2}$(2).
Khi tắt máy và xuống dốc, tàu chuyển động đều, nên $F_{c}=mg\sin\alpha$(3).
Từ (2), (3), ta có $2F_{c}v=H_{2}UI_{2}$(4), hay $2F_{c}v=UI_{2}-I_{2}^{2}$(6).
Do điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên R nên
$0,1UI_{1}=I_{1}^{2}R$, nên $R=\dfrac{0,1U}{I_{1}}$.(5).
Từ (1), (5), (6), ta có $0,1I_{2}^{2}-I_{1}I_{2}+2H_{1}I_{1}^{2}=0$,
thay $I_{1}=100 A, H_{1}=0,9$ ta có đáp án $B$.
Trích cả đề bài luôn em
 
Giải:
Khi tàu chuyển động đều trên đoạn đường thẳng nằm ngang, ta có $F_{c}.v=H_{1}UI_{1}$(1), với $F_{c}$ là lực cản.
Khi tàu lên dốc với vận tốc không đổi là v, ta có $(F_{c}+mg\sin\alpha).v=H_{2}UI_{2}$(2).
Khi tắt máy và xuống dốc, tàu chuyển động đều, nên $F_{c}=mg\sin\alpha$(3).
Từ (2), (3), ta có $2F_{c}v=H_{2}UI_{2}$(4), hay $2F_{c}v=UI_{2}-I_{2}^{2}$(6).
Do điện năng hao phí do tỏa nhiệt trên R nên
$0,1UI_{1}=I_{1}^{2}R$, nên $R=\dfrac{0,1U}{I_{1}}$.(5).
Từ (1), (5), (6), ta có $0,1I_{2}^{2}-I_{1}I_{2}+2H_{1}I_{1}^{2}=0$,
thay $I_{1}=100 A, H_{1}=0,9$ ta có đáp án $B$.
Sao lại cho hệ số công suất của động cơ bằng 1 ?????
 
Cho vậy để bài toán dễ hơn. Cho hệ số công suất bằng 1 thì hao phí đều ở tỏa nhiệt ở cuộn dây động cơ.
Khi làm bài đề nói cho hệ số công suất bằng 1 thì mới đc dùng còn không thì phải đặt là $\cos(\alpha )$ sau đó triệt tiêu đi
Từ trước tới giờ mình làm mấy bài củ chuối đều phải đi tìm HSCS trong khi đề bài chả nói gì
P/s: Bài này cậu tự chém ak
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Trả lời: đây là bài của học sinh lớp 10, 11 nên không đề cập tời hệ số công suất!
 

Quảng cáo

Back
Top