Quang electron phát ra từ catot đi về phía anot xa nhất một khoảng

adamdj

Active Member
Bài toán
Chiếu ánh sáng có $\lambda = 0.5 \mu m$ và $\lambda_0 = 0.273 \mu m$ ( $\lambda_0$ là giới hạn quang điện) vào tâm O của một catot của một tế bào quang điện. Biết hiệu điên thế $U_{AK}= -4.55 V$. Hia bản cực anot và canot là phẳng và cách nhau 3 cm. Quang electron phát ra từ catot đi về phía anot xa nhất một khoảng:
A. 1.5 cm
B. 3 cm
C. 2 cm
D. 1 cm
 
Bài toán
Chiếu ánh sáng có $\lambda = 0.5 \mu m$ và $\lambda_0 = 0.273 \mu m$ ( $\lambda_0$ là giới hạn quang điện) vào tâm O của một catot của một tế bào quang điện. Biết hiệu điên thế $U_AK = -4.55 V$. Hia bản cực anot và canot là phẳng và cách nhau 3 cm. Quang electron phát ra từ catot đi về phía anot xa nhất một khoảng:
A.1.5 cm
B.3 cm
C.2 cm
D.1 cm
Trả lời: Cậu post đề sai rồi, giả thiết làm hiện tượng quang điện không xảy ra.
 
Thế sửa $\lambda_0= 0.73 \mu m$ xem sao
Trả lời: Bài toán
Tớ có bài chuẩn đây -Cho một tụ phẳng có khoảng cách giữa 2 bản tụ là $5cm$, và hiệu điện thế là $6,5$V. Chiếu một tia sáng đơn sắc hẹp vào 1 điểm $O$ của bản kim loại dùng làm cực âm của tụ thì có các electron bứt ra. Công thoát của kim loại trên là $1,56eV$, và bước sóng của ánh sáng chiếu tới là $\lambda$. Người ta thấy bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt cực dương của tụ có hạt electron đập vào là $4cm$. $\lambda$ có giá trị là?
A. A.$796,274 nm $
B. B.$477,764 nm $
C. C.$318,507 nm$
D. D.$540,036 nm$
Và đáp án là $B$.
 
Đây là bài ngược với bài trên mà
Trả lời: ừ, cậu xem bài cậu đưa ra làm sao ấy, bài của tớ làm ra theo cách khá hay mà, ra kết quả đấy, chắc không cần hiệu điện thế hãm đâu, cần hiệu điện thế giữa hai cực anot và catot mơí đúng.
 
Tớ thấy có một công thức thế này : $R_{max}=2d\sqrt{\dfrac{U_h}{U}}$ áp dụng bài này mà không ra nhỉ
 
Trả lời: Bài toán
Tớ có bài chuẩn đây -Cho một tụ phẳng có khoảng cách giữa 2 bản tụ là $5cm$, và hiệu điện thế là $6,5$V. Chiếu một tia sáng đơn sắc hẹp vào 1 điểm $O$ của bản kim loại dùng làm cực âm của tụ thì có các electron bứt ra. Công thoát của kim loại trên là $1,56eV$, và bước sóng của ánh sáng chiếu tới là $\lambda$. Người ta thấy bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt cực dương của tụ có hạt electron đập vào là $4cm$. $\lambda$ có giá trị là?

A. A.$796,274 nm $
B. B.$477,764 nm $
C. C.$318,507 nm$
D. D.$540,036 nm$
Và đáp án là $B$.
Bài này làm như thế nào vậy mod
 
Trả lời: Bài toán
Tớ có bài chuẩn đây -Cho một tụ phẳng có khoảng cách giữa 2 bản tụ là $5cm$, và hiệu điện thế là $6,5$V. Chiếu một tia sáng đơn sắc hẹp vào 1 điểm $O$ của bản kim loại dùng làm cực âm của tụ thì có các electron bứt ra. Công thoát của kim loại trên là $1,56eV$, và bước sóng của ánh sáng chiếu tới là $\lambda$. Người ta thấy bán kính lớn nhất của vùng trên bề mặt cực dương của tụ có hạt electron đập vào là $4cm$. $\lambda$ có giá trị là?
A. A.$796,274 nm $
B. B.$477,764 nm $
C. C.$318,507 nm$
D. D.$540,036 nm$
Và đáp án là $B$.
Bài làm
Công thức mà ốp thôi các cậu (chứng minh khá dài)​
\[ R_{max}=2d\sqrt{\dfrac{U_h}{U_{AK}}} \Rightarrow U_h=1,04 V\]​
Tới đây ốp công thức Anhxtanh vào:​
\[ \dfrac{hc}{\lambda}=A+|e|.U_h\]​
Thay số ra $\lambda=4,777.10^{-7} m$​
Chọn đáp án B
 

Quảng cáo

Back
Top