The Collectors

Trong giờ thực hành đo độ tự cảm của một cuộn dây, học sinh mắc...

Câu hỏi: Trong giờ thực hành đo độ tự cảm của một cuộn dây, học sinh mắc nối tiếp cuộn dây đó với một điện trở thành một đoạn mạch. Đặt điện áp xoay chiều có tần số góc thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch rồi đo tổng trở Z của đoạn mạch. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Z2​ theo 2​. Độ tự cảm của cuộn dây bằng
image1.jpg
A. 0,10 H.
B. 0,01 H.
C. 0,20 H.
D. 0,04 H.
Từ đồ thị: $\left\{ \begin{aligned}
& {{Z}^{2}}=32\left( {{\Omega }^{2}} \right)\Rightarrow {{\omega }^{2}}=700\left( rad/{{s}^{2}} \right) \\
& {{Z}^{2}}=16\left( {{\Omega }^{2}} \right)\Rightarrow {{\omega }^{2}}=300\left( rad/{{s}^{2}} \right) \\
\end{aligned} \right.$
Mà ${{Z}^{2}}={{R}^{2}}+{{\omega }^{2}}{{L}^{2}}$
Ta có hệ phương trình:
$\left\{ \begin{aligned}
& 16={{R}^{2}}+300{{L}^{2}} \\
& 32={{R}^{2}}+700{{L}^{2}} \\
\end{aligned} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{aligned}
& R=2\Omega \\
& L=0,2\left( H \right) \\
\end{aligned} \right.$
Phương pháp giải:
Cảm kháng của cuộn dây: ${{Z}_{L}}=\omega L$
Tổng trở của mạch: $Z=\sqrt{{{R}^{2}}+Z_{L}^{2}}=\sqrt{{{R}^{2}}+{{\omega }^{2}}{{L}^{2}}}$.
Sử dụng kĩ năng đọc đồ thị.
Đáp án C.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top