Tỉ số gia tốc vật và gia tốc trọng trường ngay sau khi thả lần thứ nhất là ?

Sao Mơ

Well-Known Member
Bài toán
Cho một con lắc lò xo treo thẳng đứng .Một học sinh tiến hành hai lần kích thích dao động .Lần thứ nhất ,nâng vật lên rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhât đến vị trí lực đàn hồi triệt tiêu là x.Lần thứ hai ,đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất đến lúc lực hồi phục đổi chiều là y.Tỉ số $\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{3}$.Tỉ số gia tốc vật và gia tốc trọng trường ngay sau khi thả lần thứ nhất là:
A. $\dfrac{1}{5}$
B. $3$
C. $\dfrac{3}{2}$
D. $2$
 
Bài toán
Cho một con lắc lò xo treo thẳng đứng .Một học sinh tiến hành hai lần kích thích dao động .Lần thứ nhất ,nâng vật lên rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhât đến vị trí lực đàn hồi triệt tiêu là x.Lần thứ hai ,đưa vật về vị trí lò xo không biến dạng rồi thả nhẹ thì thời gian ngắn nhất đến lúc lực hồi phục đổi chiều là y.Tỉ số $\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{3}$.Tỉ số gia tốc vật và gia tốc trọng trường ngay sau khi thả lần thứ nhất là:
A. $\dfrac{1}{5}$
B. $3$
C. $\dfrac{3}{2}$
D. $2$

Điểm lực đàn hồi triệt tiêu ở lần 1 chính là điểm mà lò xo không biến dạng.
Điểm mà lực phục hồi đổi chiều ở lần 2 chính là vị trí cân bằng của lò xo.

Từ lần 2 ta suy ra :$y=\dfrac{T}{4}$ tương đương với chạy 1 góc 90 độ trên đường tròn lượng giác (kể từ biên $-A$)

và vì $\dfrac{x}{y}=\dfrac{2}{3}$ nên ở lần 1 vật chạy 1 góc 60 độ trên đường tròn lượng giác (kể từ biên $-A$)

điều này chứng tỏ $\Delta l=\dfrac{A}{2}.$

Và tỉ số gia tốc sẽ là


$$\dfrac{A\omega ^2}{g}=\dfrac{A.\dfrac{g}{\Delta l}}{g}=\dfrac{A}{\Delta l}=2$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top