T

Soạn bài Củng cố, mở rộng Bài 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết

Câu hỏi:

Câu 1

Câu 1 (trang 94 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Trong bài học này, em đã được học ba văn bản hoàn chỉnh. Kẻ bảng vào vở, đánh dấu x vào các ô trống thích hợp:
11.png
a. Theo em, lí do nào khiến ba văn bản này được xếp chung vào một bài học?
b. Bài học giúp em hiểu thêm gì về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất?
c. Nêu những kiến thức mà em đã học được về văn bản thông tin.
Phương pháp giải:
Đọc lại 3 văn bản đã học để trả lời.
Lời giải chi tiết:
1636268463240-png.png
a. Ba văn bản này được xếp chung vào một bài học vì nó đều nói về chủ đề Trái đất - ngôi nhà chung. Kêu gọi trách nhiệm chung ta bảo vệ, giữ gìn hành tinh xanh, môi trường sống xanh sạch đẹp.
b. Bài học giúp em hiểu thêm về vấn đề bảo vệ môi trường sống trên Trái Đất: Trái đất đang chịu sự tổn thương nghiêm trọng trước sự khai thác, phá hoại bừa bãi của con người. Bảo vệ môi trường sống trên Trái đất thật sự là một vấn đề cấp bách và cần thiết ngay bây giờ trước khi Trái đất không thể chịu đựng được nữa.
c. Những kiến thức mà em đã được học về văn bản thông tin:
- Một văn bản thông tin thường có các yếu tố như: nhan đề (một số văn bản có sa-pô dưới nhan đề), đề mục (tên gọi của các phần), đoạn văn, tranh ảnh,...
- Mỗi văn bản thông tin có một cách triển khai riêng. Bên cạnh cách triển khai theo trật tự thời gian, văn bản thông tin có thể được triển khai theo quan hệ nhân quả, nguyên nhân được nêu trước, tiếp sau đó là kết quả, tất cả tạo thành một chuỗi liên tục.

Câu 2

Câu 2 (trang 95 SGK Ngữ văn 6 tập 2)
Kẻ bảng sau vào vở. Điền thông tin vào ô trống, xem như chuẩn bị ý tưởng và dữ liệu cho một văn bản thông tin (có thể dưới dạng văn bản đa phương thức) viết về một vấn đề mà em quan tâm.
Vấn đề em định viết là:.....................
13.png
Phương pháp giải:
Em tự chọn một vấn đề liên quan đến môi trường, sau đó điền lần lượt vào bảng.
Lời giải chi tiết:
Vấn đề em định viết là: Bảo vệ các loài động vật hoang dã ở Việt Nam.
ĐoạnÝ lớnCác ý nhỏSố liệuTranh ảnhNhững từ khóa
Đoạn 1Những vi phạm trong việc tiêu thụ động vật hoang dã tại Việt NamMạng lưới trung chuyển, buôn bán động vật trái phép tại Việt Nam và sang nước ngoàiNăm 2019 có 1777 vụ vi phạm về động vật hoang dã mới, trong đó có 146 vụ vận chuyển, 979 vụ mua bán, quảng cáo và 610 vụ nuôi nhốt trái phép động vật hoang dãVoi, vùng đất Tây NguyênBuôn bán, nuôi nhốt, săn bắn, vi phạm trái phép
Đoạn 2Cứu hộ và bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm tại Việt NamCác cá thể được thả về nơi cư trú. Tịch thu các cá thể quý hiếm đang nguy cấpENV đã phối hợp với các cơ quan chức năng cứu hộ 36 cá thể động vật hoang dã gồm nhiều loài quý hiếm như: Vượn, tê tê, mèo rừng, rùa núi vàng. Trong đó có 15 cá thể khỉ bị nuôi nhốt trái phép ở nhà dân, quán cà phê hay tại chùa ở nhiều địa phương. 2 cá thể vượn đen má trắng ở huyện Quế Phong (Nghệ An) được đưa về cứu hộ tại Vườn quốc gia Pù Mát. 1 cá thể Dù Dì Nepal cũng được tự nguyện chuyển giao tới Trung tâm cứu hộ Củ Chi.Quý hiếm, báo động, nguy cấp
Đoạn 3Biện pháp bảo vệ động vật hoang dãBiện pháp răn đe hiệu quả. Nghiêm cấm buôn bán sừng tê giác. Chấm dứt việc nuôi gấu, nuôi hổCác bộ luật.Tăng cường, thắt chặt, xiết chặt
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top