The Collectors

Một con lắc đơn có chiều dài l, vật nặng mang điện tích q > 0 được...

Câu hỏi: Một con lắc đơn có chiều dài l, vật nặng mang điện tích q > 0 được treo tại nơi có gia tốc trọng trường g thì chu kì dao động nhỏ của nó là T0​. Nếu tại nơi treo con lắc xuất hiện một điện trường đều với cường độ $\overrightarrow{E}$ hướng thẳng đứng từ trên xuống thì chu kì dao động nhỏ T của con lắc là
A. $T={{T}_{0}}$.
B. $T=\sqrt{\dfrac{g}{g+\dfrac{qE}{m}}}{{T}_{0}}$.
C. $T=\sqrt{\dfrac{g-\dfrac{qE}{m}}{g}}{{T}_{0}}$.
D. $T=\sqrt{\dfrac{qE}{mg}}{{T}_{0}}$.
$\dfrac{T}{{{T}_{0}}}=\sqrt{\dfrac{g}{{{g}_{hd}}}}=\sqrt{\dfrac{g}{g+\dfrac{qE}{m}}}\Rightarrow T=\sqrt{\dfrac{g}{g+\dfrac{qE}{m}}}{{T}_{0}}$.
Bài toán thay đổi chu kì của con lắc khi có lực điện trường tác dụng
- Lực điện trường: $\overrightarrow{F}=q\overrightarrow{E}$.
+ q: điện tích trong điện trường (C).
+ $\overrightarrow{E}$ : cường độ điện trường (V/m).
+ q > 0: $\overrightarrow{F}\uparrow \uparrow \overrightarrow{E}$.
+ q < 0: $\overrightarrow{F}\uparrow \downarrow \overrightarrow{E}$.
+ Độ lớn: $F=\left| q \right|E=\dfrac{\left| q \right|U}{d}$.
- Lực quán tính: $\overrightarrow{{{F}_{qt}}}=-m\overrightarrow{a}$
+ $\overrightarrow{{{F}_{qt}}}$ luông ngược hướng với $\overrightarrow{a}$.
+ a: gia tốc của hệ quy chiếu (m/s2​).
- Khi con lắc đơn chịu tác dụng của lực điện trường thì có gia tốc hiệu dụng:
$\overrightarrow{{{g}_{hd}}}=\overrightarrow{g}+\overrightarrow{a}\Rightarrow {T}'=2\pi \sqrt{\dfrac{l}{{{g}_{hd}}}}$.
Đáp án B.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top