Mọi người xem hộ mình 2 ý kiến sau và góp ý nhé.

Cr4zyKill3rd.VNZ

New Member
Bài toán
Một thanh dẫn điện, dài 50cm, chuyển động trong từ trường đều, cảm ứng từ B=0,4 T, Vector vận tốc vuông góc với thanh và có độ lớn 20m/s. Vector cảm ứng từ vuông góc với thanh và tạo với vector vận tốc một góc α=30˚. Hiệu điện thế giữa hai đầu C, D của thanh là bao nhiêu? Điện thế ở đầu nào cao hơn ?
Việc xác định hiệu điện thế 2 đầu CD và chiều của dòng điện thì không có gì phải bàn cả. Nhưng khi xét điện thế đầu nào cao hơn thì em và thầy giáo lại có 2 ý kiến khác nhau các bác ạ. Cụ thể như này.
-Thầy giáo em coi trên thanh CD là một nguồn điện không có điện trở trong (H. V), để cho chiều của dòng điện I thỏa mãn thì đầu C sẽ là bên cực (+) và đầu D là bên cực (-). Khi đó điện thế đầu C sẽ cao hơn điện thế đầu D (vì Ucd = Vc - Vd).
-Còn em lại có ý kiến khác là điện thế đầu D cao hơn đầu C. Em giải thích như sau : Dòng điện I ở trong đoạn CD có chiều từ D→C, như vậy thì các electron sẽ di chuyển ngược lại, nghĩa là từ C→D, mà trong điện trường thì các electron tự do sẽ luôn di chuyển ngược chiều điện trường do tác dụng của lực điện. Từ đó suy ra điện trường có chiều từ D→C, do đó điện thế tại D sẽ cao hơn điện thế tại C.
Các bác góp ý xem ai đúng và giải thích vì sao ý kiến còn lại sai nha.
Thanks !
untitled.jpg
 

Attachments

  • untitled.jpg
    untitled.jpg
    100.2 KB · Đọc: 251

Chuyên mục

Trong lời giải thích của em có một ý là "electron chuyển dịch từ C->D". Nếu dừng lại ở đây thôi thì chúng ta thấy ngay một hiện tượng rất tự nhiên là "hạt mang điện sẽ đi từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp", tức điện thế tại C lớn hơn tại D.

Còn ý sau của em thì: Hiện tượng xảy ra ở đây là xuất hiện dòng điên cảm ứng trong thanh CD khi di chuyển thanh CD trong từ trường đều. Ở đây không có một điện trường ngoài nào tác dụng lên electron để đưa chúng đi từ C->D cả.

Kết luận: Giải thích của thầy giáo em là hợp lý. Giải thích của em nếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá được electron chuyển dịch từ C->D để kết luận điện thế ở C cao hơn D thì OK.
 
Trong lời giải thích của em có một ý là "electron chuyển dịch từ C->D". Nếu dừng lại ở đây thôi thì chúng ta thấy ngay một hiện tượng rất tự nhiên là "hạt mang điện sẽ đi từ nơi có điện thế cao về nơi có điện thế thấp", tức điện thế tại C lớn hơn tại D.

Còn ý sau của em thì: Hiện tượng xảy ra ở đây là xuất hiện dòng điên cảm ứng trong thanh CD khi di chuyển thanh CD trong từ trường đều. Ở đây không có một điện trường ngoài nào tác dụng lên electron để đưa chúng đi từ C->D cả.

Kết luận: Giải thích của thầy giáo em là hợp lý. Giải thích của em nếu chỉ dừng lại ở việc đánh giá được electron chuyển dịch từ C->D để kết luận điện thế ở C cao hơn D thì OK.
Em hiểu rồi, sau khi nghĩ lại thì trong thanh có các điện tích tự do nên khi di chuyển trong từ trường sẽ xuất hiện lực Lo-ren-xơ, vì thế lực giúp các điện tích di chuyển là lực Lo-ren-xơ chứ không phải là lực điện trường.
Cảm ơn anh nha !
 
À mà hạt mang điện dương sẽ đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp, còn hạt mang điện âm thì đi từ nơi có điện thế thấp lên cao.
 
À mà hạt mang điện dương sẽ đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp, còn hạt mang điện âm thì đi từ nơi có điện thế thấp lên cao.

Ta có: $$V_M-V_N=\dfrac{A_{MN}}{q}$$ trong đó $A_{MN}$ là công dịch chuyển điện tích $q$ của lực điện dưới tác dụng của điện trường $\overrightarrow{E}$.
  1. Nếu q mang điện dương thì hạt điện chuyển động cùng chiều với điện trường $\overrightarrow{E}$. Khi đó, công $A_{MN}$ dương và $V_M-V_N>0\rightarrow V_M>V_N$.
  2. Nếu q mang điện âm thì hạt điện chuyển động ngược chiều với điện trường $\overrightarrow{E}$. Khi đó, công $A_{MN}$ âm và $V_M-V_N>0\rightarrow V_M>V_N$.
Tóm lại, hạt điện mang điện dương hay âm thì luôn đi từ nơi có điện thế cao đến nơi có điện thế thấp hơn.

Điều này phù hợp với quy luật tổng quát là "vật chất luôn có xu hướng chuyển từ trạng thái có mức năng lượng cao về trạng thái có mức năng lượng thấp hơn".

Bình thường, nước sẽ chảy từ nơi cao (có thế năng lớn) xuống nơi thấp (có thế năng thấp hơn). Khi ta dùng máy bơm nước từ dưới thấp lên cao thì nước đi từ thấp lên cao sở dĩ là vì ta đã cung cấp cho nó một động năng ban đầu rất lớn để tổng năng lượng dưới thấp cao hơn tổng năng lượng trên cao.
 
Không phải rồi anh ơi, khi q<0 thì công dịch chuyển điện tích vẫn dương vì lực điện tác dụng lên điện tích âm luôn ngược chiều điện trường, khi đó vectơ vận tốc và vectơ lực điện vẫn cùng chiều nhau nên công dương. Công chỉ âm khi nó là công cản, ngược chiều chuyển động.
Ta còn có thể chứng minh bằng công thức : A=qEd,
Khi dịch chuyển ngược chiều điện trường thì d<0, mà q<0 nên A>0.
 
Không phải rồi anh ơi, khi q<0 thì công dịch chuyển điện tích vẫn dương vì lực điện tác dụng lên điện tích âm luôn ngược chiều điện trường, khi đó vectơ vận tốc và vectơ lực điện vẫn cùng chiều nhau nên công dương. Công chỉ âm khi nó là công cản, ngược chiều chuyển động.
Ta còn có thể chứng minh bằng công thức : A=qEd,
Khi dịch chuyển ngược chiều điện trường thì d<0, mà q<0 nên A>0.

Vậy là mình sai trong quy ước rồi! :D
 

Quảng cáo

Back
Top