The Collectors

Lý thuyết về kính thiên văn.

Câu hỏi: Lý thuyết về kính thiên văn.
I. Công dụng và cấu tạo của kính thiên văn
Kính thiên văn là dụng cụ quang bổ trợ cho mắt, có tác dụng tạo ảnh có góc trông lớn đối với những vật ở rất xa (các thiên thể).
Kính thiên văn có hai bộ phận chính:
II. Sự tạo ảnh bởi kính thiên văn
Vật kính tạo ảnh thật của vật (ở vô cực) tại tiêu diện ảnh. Thị kính giúp mắt quan sát ảnh này.
Ảnh của thiên thể tạo bởi kính thiên văn là ảnh ảo có góc trông tăng nhiều lần.
Khi sử dụng kính thiên văn, mắt người quan sát được đặt sát thị kính. Phải điều chỉnh kính bằng cách dời thị kính sao cho ảnh sau cùng nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt.
Để có thể quan sát trong một thời gian dài mà không bị mỏi mắt, ta phải đưa ảnh sau cùng ra vô cực: ngắm chừng ở vô cực (Hình 34.1).
L34.LT.1.png
III. Số bội giác của kính thiên văn
Xét trường hợp ngắm chừng ở vô cực (Hình 34.1)
Ta có: G∞​ =  \(\frac{\alpha }{\alpha _{0}}\) ≈ \(\frac{tan\alpha }{tan\alpha _{0}}\)
Vì tanα = \(\frac{A'_{1}B'_{1}}{f_{2}}\); tanα0​ =  \(\frac{A'_{1}B'_{1}}{f_{1}}\) (mỗi thiên thể có góc trông α0​ nhất định).
Do đó: G∞​ = \(\frac{f_{1}}{f_{2}}\)
Số bội giác của kính thiên văn trong điều kiện này không phụ thộc vị trí đặt mắt sau thị kính.
Rất tiếc, câu hỏi này chưa có lời giải chi tiết. Bạn ơi, đăng nhập và giải chi tiết giúp zix.vn nhé!!!
 

Quảng cáo

Back
Top