Lần đầu tiên vật A lên vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng bao nhiêu?

ashin_xman

Đại Học Y Hà Nội
Moderator
Bài Toán:
Cho hai vật A và B có cùng khối lượng $1kg$ và có kích thước nhỏ được nối với nhau bởi sợi dây mảnh nhẹ dài 10cm, hai vật được treo vào lò xo có độ cứng $k=100 \ \text{N}/\text{m}$ tại nơi có gia tốc trọng trường $g=10 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Lấy $\pi ^{2}=10$, Khi hệ vật và lò xo đang ở vị trí cân bằng người ta đốt sợi dây nối hai vật và vật B rơi tự do còn vật A dao động điều hòa. Lần đầu tiên vật A lên vị trí cao nhất thì khoảng cách giữa hai vật bằng bao nhiêu? Biết độ cao đủ lớn.
A. $70cm$
B. $80cm$
C. $50cm$
D. $20cm$
 
Biên độ dao động của vật A
$A=\dfrac{m_{B}.g}{k}$
Khoảng cách giữa 2 vật
Vật A: $T=\dfrac{\pi }{5}s;A=10cm$
Tại thời điểm A ở vị trí cao nhất :
$S_{B}=\dfrac{1}{2}.g.\dfrac{T^{2}}{4}=50cm$
Khoảng cách giữa 2 vật:
$d=2A+2l+S_{B}=80cm$
Chọn B
 
Sao Mơ : Em chú ý cách gõ công thức toán. Thẻ đô la phải bao toàn bộ công thức toán, chứ không bao một vài công thức. Em xem đoạn mã dưới đây để lần sau rút kinh nghiệm:
Mã:
Biên độ dao động của vật A
$A=\dfrac{m_{B}.g}{k}$
Khoảng cách giữa 2 vật
Vật A: $T=\dfrac{\pi }{5}s;A=10cm$
Tại thời điểm A ở vị trí cao nhất :
$S_{B}=\dfrac{1}{2}.g.\dfrac{T^{2}}{4}=50cm$
Khoảng cách giữa 2 vật:
$d=2A+2l+S_{B}=80cm$
Đoạn code đó hiển thị là:

Biên độ dao động của vật A
$A=\dfrac{m_{B}.g}{k}$
Khoảng cách giữa 2 vật
Vật A: $T=\dfrac{\pi }{5}s;A=10cm$
Tại thời điểm A ở vị trí cao nhất :
$S_{B}=\dfrac{1}{2}.g.\dfrac{T^{2}}{4}=50cm$
Khoảng cách giữa 2 vật:
$d=2A+2l+S_{B}=80cm$

Đẹp hơn chưa :D
 
:D
Sao Mơ : Em chú ý cách gõ công thức toán. Thẻ đô la phải bao toàn bộ công thức toán, chứ không bao một vài công thức. Em xem đoạn mã dưới đây để lần sau rút kinh nghiệm:
Mã:
Biên độ dao động của vật A
$A=\dfrac{m_{B}.g}{k}$
Khoảng cách giữa 2 vật
Vật A: $T=\dfrac{\pi }{5}s;A=10cm$
Tại thời điểm A ở vị trí cao nhất :
$S_{B}=\dfrac{1}{2}.g.\dfrac{T^{2}}{4}=50cm$
Khoảng cách giữa 2 vật:
$d=2A+2l+S_{B}=80cm$
Đoạn code đó hiển thị là:

Biên độ dao động của vật A
$A=\dfrac{m_{B}.g}{k}$
Khoảng cách giữa 2 vật
Vật A: $T=\dfrac{\pi }{5}s;A=10cm$
Tại thời điểm A ở vị trí cao nhất :
$S_{B}=\dfrac{1}{2}.g.\dfrac{T^{2}}{4}=50cm$
Khoảng cách giữa 2 vật:
$d=2A+2l+S_{B}=80cm$

Đẹp hơn chưa :D
Em hiểu rồi ạ .Lần sau em sẽ sửa .:D
 
Biên độ dao động của vật A
A=$\dfrac{m_{B}.g}{k}$
Khoảng cách giữa 2 vật
Vật A:T=$\dfrac{\pi }{5}$s;A=10cm
Tại thời điểm A ở vị trí cao nhất :
$S_{B}=\dfrac{1}{2}.g.\dfrac{T^{2}}{4}$=50cm
Khoảng cách giữa 2 vật:
d=2A+l+$S_{B}$=80cm
-Kết quả của Sao Mơ đúng.
-Cho mình hỏi tí VTCB của đề có phải bạn chọn là khi A đến VTCB phải không. Dạng này chắc ai cũng làm nhiều rồi nhưng có lẽ ít ai nghĩ là CTCB của hệ vật theo SGK7 là trọng tâm của hệ vật đến vị trí cân bằng. Hay trung điểm I của AB đến VTCB. Điều trên làm mình thắc mắc hôm qua đến giờ. Làm theo suy nghĩ của mình như trên mà mãi không ra. Liệu có phải khi tính toán trong bài tập thì lấy A đến VTCB. Mình hỏi lần này để rút kinh nghiệm lần sau
 
Khi dây đứt VTCB thay đổi,khi đó$\Delta l=A=10cm$ ;mà 2 vật có KL như nhau nên khi A đến vị trí cao nhất thì A đi được quãng đường là 2A.
 
Vị trí cân bằng mà bạn chọ là tại A hay là I trung điểm AB. Chọn tại A thì làm được còn tại I mình chịu
-Kết quả của Sao Mơ đúng.
-Cho mình hỏi tí VTCB của đề có phải bạn chọn là khi A đến VTCB phải không. Dạng này chắc ai cũng làm nhiều rồi nhưng có lẽ ít ai nghĩ là CTCB của hệ vật theo SGK7 là trọng tâm của hệ vật đến vị trí cân bằng. Hay trung điểm I của AB đến VTCB. Điều trên làm mình thắc mắc hôm qua đến giờ. Làm theo suy nghĩ của mình như trên mà mãi không ra. Liệu có phải khi tính toán trong bài tập thì lấy A đến VTCB. Mình hỏi lần này để rút kinh nghiệm lần sau
 
Vị trí cân bằng mà bạn chọ là tại A hay là I trung điểm AB. Chọn tại A thì làm được còn tại I mình chịu
VTCB tại sao lại ở I đc, ở I thì có CB ko bạn?? cái này dùng quy tắc trượt lực thôi mà. Cái điểm I mà bạn nói đến là khối tâm của hệ 2 vật rồi. Nếu mình nhớ ko nhầm thì khối tâm chỉ không đổi khi không có ngoại lực t/d. còn đây thì có bao nhiêu là lực rồi, lại còn can thiệp cắt dây nữa
 
$ \Delta l_1 = 20\left(cm\right) $;$ \Delta l_2= 10\left(cm\right)$ (Khi cắt đứt dây)
$\Rightarrow$ $ A=10\left(cm\right). $
Xét ở thời điểm cắt dây đến khi vật lên đến vị trí cao nhất, vật 1 đi được quảng đường là $ S_1 =20\left(cm\right) $
Khi cắt dây thì vật 1 dao động với $ \omega =10\left( \ \left(\text{rad}/\text{s}\right)\right) $
$\Rightarrow$$ T=0,2 \pi \left(s\right) $ $\Rightarrow$ $ \dfrac{T}{2}=0,1\pi \left(s\right) $
Quảng đường vật 2 rơi tự do trong $ \dfrac{T}{2} \left(s\right) $ là:
$ S_2 =\dfrac{1}{2}g.\Left(\dfrac{T}{2}\right)^2 =50\left(cm\right) $
$\Rightarrow$ Khoảng cách giửa hai vật là: $ S=S_1+S_2+l = 20+50+10=80 \left(cm\right) $
$\Rightarrow$ Chọn B
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top