T

Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo...

Câu hỏi: Khối lượng của tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46° là biết hiệu suất của cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
A. 5,0 kg
B. 6,0 kg.
C. 5,4 kg.
D. 4,5 kg.
Phương pháp:
Thể tích rượu nguyên chất cần điều chế là:
${{\text{V}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}=\dfrac{{{\text{V}}_{\text{dd}{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}}{{{100}^{0}}}\cdot {{\text{D}}_{\text{r}}}=?(\text{lit})=?(\text{ml})$
Khối lượng rượu nguyên chất là: ${{\text{m}}_{\text{C}2\text{H}5\text{OH}}}={{\text{V}}_{\text{C}2\text{H}5\text{OH}}}\times \text{d}=?(\text{g})$
$\Rightarrow {{\text{n}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}=\dfrac{{{\text{m}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}}{{{\text{M}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}}=?(\text{mol})$
Sơ đồ: ${{\left( {{\text{C}}_{6}}{{\text{H}}_{10}}{{\text{O}}_{5}} \right)}_{\text{n}}}\to \text{n}{{\text{C}}_{6}}{{\text{H}}_{12}}{{\text{O}}_{6}}\to 2\text{n}{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}$ (bỏ qua hệ số n trong tính toán mà không ảnh hưởng)
Từ sơ đồ tìm được số mol tinh bột lí thuyết, từ đó tính được khối lượng tinh bột lí thuyết cần dùng
Vì %H = 72% nên lượng tinh bột cần dùng phải nhiều hơn so với lượng lí thuyết để bù vào lượng mất mát m(C6H10O5)n thực tế​ = m(C6H10O5)n lí thuyết​ x 100% : %H = ?
Hướng dẫn giải:
Thể tích rượu nguyên chất cần điều chế là:
${{\text{V}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}=\dfrac{{{\text{V}}_{\text{dd}{{C}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}}{{{100}^{0}}}\cdot {{\text{D}}_{\text{r}}}=\dfrac{5}{{{100}^{0}}}{{.46}^{0}}=2,3(\text{lit})=2300(\text{ml})$
Khối lượng rượu nguyên chất là: ${{\text{m}}_{\text{C}2\text{H}5\text{OH}}}={{\text{V}}_{\text{C}2\text{H}5\text{OH}}}\times \text{d}=2300\times 0,8=1840(\text{g})$
$\Rightarrow {{\text{n}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}=\dfrac{{{\text{m}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}}{{{\text{M}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}}=\dfrac{1840}{46}=40(\text{mol})$
Sơ đồ: ${{\left( {{\text{C}}_{6}}{{\text{H}}_{10}}{{\text{O}}_{5}} \right)}_{\text{n}}}\to \text{n}{{\text{C}}_{6}}{{\text{H}}_{12}}{{\text{O}}_{6}}\to 2\text{n}{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}$ (bỏ qua hệ số n trong tính toán mà không ảnh hưởng)
(mol) 20 ← 40
Theo sơ đồ: ${{\text{n}}_{{{\left( {{\text{C}}_{6}}{{\text{H}}_{10}}{{\text{O}}_{5}} \right)}_{\text{n}}}}}=\dfrac{1}{2}{{\text{n}}_{{{\text{C}}_{2}}{{\text{H}}_{5}}\text{OH}}}=\dfrac{1}{2}\cdot 40=20(\text{mol})$
Khối lượng lí thuyết tinh bột cần để điều chế là: m(C6H10O5)n lí thuyết​ = 20 x 162=3240 (g)
Vì %H=72% nên lượng tinh bột cần dùng phải nhiều hơn so với lượng lí thuyết để bù vào lượng mất mát m(C6H10O5)n thực tế​ = m(C6H10O5)n lí thuyết​ x 100% : %H = 3240 x 100% : 72% = 4500 (g) = 4,5 (kg)
Đáp án D.
 

Câu hỏi này có trong đề thi

Quảng cáo

Back
Top