f biến thiên Khi $f=f_2=f_1\sqrt{3}$ thì điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm đạt cưc đại Ulmax

ĐỗĐạiHọc2015

Well-Known Member
Bài toán
Đặt điện áp xoay chiều $U=200\sqrt{2}\cos _2\pi ft$ ổn định, f biên thiên vào 2 đầu đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn thuần cảm L, điện trở R và tụ điện C với $CR^2<2L$. Khi f=f1 thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu tụ điện max. Khi f=f2=f1$\sqrt{3}$ thì điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm đạt cưc đại Ulmax.
Tìm Ulmax giá trị gần đúng bằng.
A. 220V
B. 250V
C. 200V
D. 150V
Nhiều công thức dị quá chẳng hiểu nữa.
 
Đặt điện áp xoay chiều $U=200\sqrt{2}\cos _2\pi ft$ ổn định, f biên thiên vào 2 đầu đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn thuần cảm L, điện trở R và tụ điện C với $CR^2<2L$. Khi f=f1 thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu tụ điện max. Khi f=f2=f1$\sqrt{3}$ thì điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm đạt cưc đại Ulmax.
Tìm Ulmax
A. 220V
B. 250V
C. 200V
D. 150V
Nhiều công thức dị quá chẳng hiểu nữa.
Sao t tính ra 245V nhỉ
 
Đặt điện áp xoay chiều $U=200\sqrt{2}\cos _2\pi ft$ ổn định, f biên thiên vào 2 đầu đoạn mạch nối tiếp gồm cuộn thuần cảm L, điện trở R và tụ điện C với $CR^2<2L$. Khi f=f1 thì điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu tụ điện max. Khi f=f2=f1$\sqrt{3}$ thì điện áp giữa 2 đầu cuộn cảm đạt cưc đại Ulmax.
Tìm Ulmax giá trị gần đúng bằng.
A. 220V
B. 250V
C. 200V
D. 150V
Nhiều công thức dị quá chẳng hiểu nữa.
Mình nghĩ:bài này, ta có thể giả định ngay $f_{1}$ là tần số ban đầu. Vậy là bài toán trở về dạng cho phương trình với $U_{0};f$ và yêu cầu tìm $U_{L_{max}}$ khi $\omega $ thay đổi. Ta thấy:

$\omega _{L}=\dfrac{1}{C}.\dfrac{1}{\sqrt{\dfrac{L}{C}-\dfrac{R^{2}}{2}}}$

$\omega _{C}=\dfrac{1}{L}\sqrt{\dfrac{L}{C}-\dfrac{R^{2}}{2}}$

Nên:

$\omega _{L}\omega _{C}LC=1$.

Mà:$\omega _{C}=\sqrt{3}.\omega _{L}=\sqrt{3}.\omega _{O}$

$\Rightarrow LC=\dfrac{1}{\omega _{O}^{2}.\sqrt{3}}$

Mà:

$U_{L_{max}}=\dfrac{2.U.L}{R\sqrt{4LC-R^{2}.C^{2}}}$

$\Leftrightarrow U_{L_{max}}=\dfrac{U}{\sqrt{1-\omega ^{4}.L^{2}.C^{2}}}$

Do đó, thay số:

$U_{L_{max}}=\dfrac{U\sqrt{3}}{\sqrt{2}}\approx 245\left(V\right)$.
 

Quảng cáo

Back
Top