Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ bằng

cô đơn

Active Member
Bài toán
Đặt điện áp $u=100\sqrt{6}\cos 100\pi t\left(V \right)$ vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với một tụ điện. Biết hệ số công suất của cuộn dây là $\dfrac{\sqrt{3}}{2}$ và điện áp giữa hai bản tụ lệch pha $\dfrac{\pi }{6}$so với điện áp hai đầu mạch điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ bằng
A. 100 V
B. $\dfrac{200}{\sqrt{3}}$ V
C. $100\sqrt{3}$ V
D. 200 V
 
Last edited:
Bài toán
Đặt điện áp $u=100\sqrt{6}\cos 100\pi t\left(V \right)$ vào hai đầu đoạn mạch gồm cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với một tụ điện. Biết hệ số công suất của cuộn dây là $\dfrac{\sqrt{3}}{2}$ và điện áp giữa hai bản tụ lệch pha $\dfrac{\pi }{6}$so với điện áp hai đầu mạch điện. Điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ bằng
A. 100 V
B. $\dfrac{200}{\sqrt{3}}$ V
C. $100\sqrt{3}$ V
D. 200 V
Lời giải
Dùng giản đồ véc tơ giải thấy sướng!
14209715383742131639183.jpg

Dễ thấy ${U_C}^2=U^2+{U_{LR}}^2$(1)
$U_C=U_{LR}\cos \dfrac{\pi }{3}+U\cos \dfrac{\pi }{6}$(2)
Từ (1),(2)$ \Rightarrow 3U_C+4\sqrt{3}UU_C+4U^2=0 $với $U=100\sqrt{3} \Rightarrow U_C=200V$. Chọn D.
 
Last edited:
Lời giải
Dùng giản đồ véc tơ giải thấy sướng! 14209715383742131639183.jpg
Dễ thấy ${U_C}^2=U^2+{U_{LR}}^2$(1)
$U_C=U_{LR}\cos \dfrac{\pi }{3}+U\cos \dfrac{\pi }{6}$(2)
Từ (1),(2)$ \Rightarrow 3U_C+4\sqrt{3}UU_C+4U^2=0 $với $U=100\sqrt{3} \Rightarrow U_C=200V$. Chọn D.
Cái góc vuông trên hình vẽ chứng minh sao ra vuông vậy a? E mới thấy đề cho mỗi 1 góc $\dfrac{\pi }{6}$(Khó thấy quá!)
 
Câu hỏi
P
Cái góc vuông trên hình vẽ chứng minh sao ra vuông vậy a? E mới thấy đề cho mỗi 1 góc $\dfrac{\pi }{6}$(Khó thấy quá!)
Theo đề bài hệ số cs cuộn dây $\cos \varphi=\dfrac{U_R}{U_{RL}}=\dfrac{\sqrt{3}}{2} \Rightarrow \varphi=\dfrac{\pi }{6}$ với $R$ là điện trở thuần cuộn dây. $\vec U_C$ vuông góc với $\vec I$... áp dụng qui tắc tổng ba góc trong 1 tam giác bằng $180^0$ là ra ngay mà
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top