Đề thi thử đại học lần 5,2013, chuyên Thái Bình

Chuyên mục

Bài 1.
Chiếu chùm sáng hẹp gồm 2 bức xạ vàng và lam từ nước ra ngoài không khí sao cho không có hiện tượng phản xạ toàn phần. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Không xác định được sự khác nhau của các góc khúc xạ.
B. Hai tia có cùng góc khúc xạ như nhau.
C. Tia lam ở xa pháp tuyến hơn.
D. Tia vàng ở xa pháp tuyến hơn.

Bài 2.
Chiếu lên bề mặt một kim loại có công thoát là $A=2,1 eV$ chùm sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda =0,485 \mu m$. Người ta tách một chùm sáng hẹp các electron quang điện có vận tốc ban đầu cực đại $v$ hướng vào một không gian có cả điện trường đều $E$ và từ trường đều $B$. Ba vec-tơ v, E, B vuông góc với nhau từng đôi một. Cho $B=5.10^{-4} T$. Để các elctron vẫn tiếp tục chuyển động thẳng và đều thì E có độ lớn là?
A. $80544,2 V/m$
B. $40,28 V/m$
C. $402,8 V/m$
D. $201,4 V/m$
 
Bài 1.
Chiếu chùm sáng hẹp gồm 2 bức xạ vàng và lam từ nước ra ngoài không khí sao cho không có hiện tượng phản xạ toàn phần. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Không xác định được sự khác nhau của các góc khúc xạ.

B. Hai tia có cùng góc khúc xạ như nhau.
C. Tia lam ở xa pháp tuyến hơn.
D. Tia vàng ở xa pháp tuyến hơn.
Chọn C. Tia lam lệch nhiều hơn tia vàng.
 
Câu 3: Nối hai cực của máy phát điện xoay chiều một pha vào hai đầu đoạn mạch AB gồm R, L, C mắc nối tiếp. Bỏ qua điện trở các cuộn dây trong máy phát. Khi rôt của máy quay đều với tốc độ 75 vòng/phút và 192 vòng/phút thì cường độ hiệu dụng trong mạch tương ứng là 0,25 A và 0,64 A. Để hệ số công suất của đoạn mạch AB bằng 1, tốc độ quay của rôto là?
A.125 vòng/phút
B.120 vòng/phút
C.90 vòng/phút
D.160 vòng/phút

Câu 4 Một con lắc đơn gồm dây kim loại nhẹ, đầu trên treo vào một điểm cố định, đầu còn lại có vật nhỏ, khối lượng m. Con lắc đặt trong từ trường B có đường sức nằm ngang có độ lớn B=5T. Mặt phẳng dao động của con lắc vuông góc với các đường cảm ứng từ B, Cho con lắc dao động điều hòa với phương trình li giác $\alpha =0,16 \cos \left(2 \pi t -\dfrac{\pi}{2} \right).$(rad), với gia tốc $q=10 m/s^2$, lấy $\pi^2 =10$. Suất điện động cực đại xuất hiện giữa hai đầu dây treo con lắc là?
A.$\dfrac{\pi}{20}$(V).
B.$\dfrac{\pi}{2}$(V).
C.$\dfrac{\pi}{200}$(V).
D$\dfrac{\pi}{2000}$)V).

Câu 5: Sóng dừng xuất hiện trên sợi dây với tần số $f=5Hz$. Gọi thứ tự các điểm thuộc dây lần lượt là O, M, P sao cho O là điểm nút, P là điểm bụng gần O nhất(M, N thuộc đoạn OP). Khoangt hời gian giữa hai lần li độ của điểm P bằng biên dộ của M, N lần lượt là $\dfrac{1}{15}$ và $\dfrac{1}{20}$. Biết khoảng cách giữa hai điểm MN là 0,2 cm. Bước sóng của sóng dừng trên dây là?
A.5,6 cm
B.4,8 cm
C.1,2 cm
D.2,4 cm

Câu 6:Một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1 m dao động điều hòa với biên độ góc $\dfrac{\pi}{20}$ tại nơi có gia tốc trong trường là $g=10 m/s^2$, lấy $\pi^2 =10$. Thời gian ngắn nhất vật đi từ vị trí cân bằng đến vị trí có li độ góc $\dfrac{\pi \sqrt{3}}{40} rad.$ là?
A.$\dfrac{1}{3}$s
B$\dfrac{1}{2}$ s
C$2\sqrt{3}$ s
D$3s$

Câu 7: Giả sử ban đầu có một mẫu phóng xạ X nguyên chất, có chu kì bán raxT và biến đổi than hạt nhân Y bền . Tại thời điểm $t_1$, tỉ lệ giữa hạt Y và hạt X là $\dfrac{2013}{2012}$. Tại thời điểm $t_2=t_1+T$ thì tỉ lệ đó là?
A$\dfrac{4025}{1006}$
B$\dfrac{2003}{1006}$
C$\dfrac{5013}{1006}$
D$\dfrac{3019}{1006}$

Câu 8. Chiếu lần lưptj hai bức xạ đơn sắc $\lambda_1$ và $\lambda_2$($\lambda_1 > \lambda_2$) vào catot của tế bào quang điện thấy hiệu điện thế hãm gấp 4 lần nhau. Giới hạn quang điện của kim loại dùng làm catot là?
A $\lambda_o=\dfrac{3\lambda_1 \lambda_2}{4 \lambda_1-\lambda_2}$

B$\lambda_o=\dfrac{2\lambda_1 \lambda_2}{\lambda_2-4\lambda_1}$
C$\lambda_o=\dfrac{3\lambda_1 \lambda_2}{2 \lambda_1-\lambda_2}$
D$\lambda_o=\dfrac{3\lambda_1 \lambda_2}{4 \lambda_2-\lambda_1}$

Câu 9: Nhận xét nào sau đây sai về hiện tượng quang phát quang?
A.Bước sóng ánh sáng phát quang lớn hơn bước sóng của ánh sáng kích thích.
B.Thời gian phát quang là khoảng thời gian từ lúc ngừng kích thích đến khi ngừng phát quang.
C. Năng lượng của photon phát quang nhỏ hơn năng lượng của photon kích thích.
D.Huỳnh quang là hiện tượng quang- phát quang đối với chất rắn.

Câu 10. Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm lò xo có độ cứng $k=50 N/m$ và vật nặng có khối lượng $m=200 g$. Khi vật đang ở vị trí cân bằng thì tác dụng một lực F không đổi dọc theo trục của lò xo và có độ lớn là 2N trong 0,1 s. Bỏ qua mọi ma sát, lấy $g=\pi^2=10.$. Xác định tốc độ cực đại sau khi lực F ngừng tác dụng?
A.$20 \sqrt{2} $cm/s
B.$40 \pi$ cm/s
C.$25\pi$ cm/s
D.$20 \pi$ cm/s

Câu 11. Một máy phát điện xoay chiều một pha sinh ra suấ điện động có biểu thức: $e=754 \cos 120 \pi t$.(V). Biết rôt quay với tốc độ 900 vòng/phút và mỗi cuộn dây của phần ứng có 50 vòng. Từ thông cực đại gửi qua mỗi vòng dây là?
A.$10 mWb.$
B.$7,5 mWb.$
C.$5 mWb$
D.$2,5 mWb$

Câu 12: Phát viểu nào sau đây là sai khi nói về sóng điện từ?
A.Có thể truyền qua nhiềul oại vật liệu.
B.Tốc độ truyền trong các môi trường khác nhau thì khác nhau.
C.Tần số lớn nhất khi truyền trong chân không.
D.Có thể bj phản xạ khi gặp các bề mặt.

Câu 13: Trên bề mặt chất lỏng có hai nguồn sóng kết hợp $0_1; O_2$ cách nhau 24 cm, dao động theo cùng phương thẳng đứng với các phương trình $u_{O1}=u_{O2}=A\cos \omega t$(t-s; A-mm). Khoảng cách ngắn nhất từ trung điểm Ocuar $O_1O_2$ đến các điểm trên đường trung trực của $O_1O_2$ dao động cùng pha với O là 9 cm. Số điểm dao động với biên độ cực tiểu trên đoạn $O_1O_2$?
A.16
B.18
C.20
D.14

Câu 14: Trong thí nghiện Yoang về giao thoa ánh sáng, biết D=2m; a=2 mm. Hai khe được chiếu bằng ánh sáng trắng (có bước sóng từ $0,4 \mu m$ đến $0,76 \mu m$). Tại điểm trên màn quan sát cách vân trắng chính giữa 3,3 mm có bao nhiêu bức xạ cho vân sáng tại đó?
A.5
B.6
C.3
D.3

Câu 15: Tìm phát biểu sai: Hai nguyên tố khác nhau có đặc điểm quang phổ vạch phát xạ khác nhau về?
A.Màu sắc các vạch và vị trí các vạch
B.Độ sáng tỉ đối giữa các vạch quang phổ.
C.Số lượng các vạch quang phổ.
D.Bề rộng các vạch quang phổ.
 
Bài 16.
Một điểmM cách nguồn âm phát sóng cầu đẳng hướng một khoảng d thì có cường độ âm là I, cho nguồn âm dịch xa điểm M một đoạn 50 m thì cường độ âm tại điểm M giảm đi 9 lần so với khi chưa dịch chuyển. Khoảng cách d ban đầu là?
A. $40 m$
B. $25 m$
C. $30 m$
D. $20m$
 
Bài 17
Tổng hợp hạt nhân He(2,4) từ phản ứng hạt nhân $He(1;1)+Li(3,7) \rightarrow He(2,4)+X$. Mỗi phản ứng đều tỏa năng lượng 17,3 MeV. Năng lượng tỏa ra kh tổng hợp 0,5 mol He là?.
A. $2,4.10^{24} MeV$
B. $1,4.10^{24} MeV$
C. $5,2.10^{24} MeV$
D. $2,6.10^{24} MeV$
 
Bài 18.
Mạch chọn sóng của máy thu vô tuyến gồm tụ xoay C và cuộn thuần cảm L. Tụ xoay có điện dung C phụ thuộc vào góc xoay $\varphi$ theo quy luật:$C=C_o+b.\varphi$, với $C_o; b$ là các hằng số dượng cho trước. Ban đầu khi chưa xoay tụ thì mạch thu được sóng có tần số $f_o$.Khi xoay tụ một góc $\varphi_1$ thì mạch thu được sóng có tần số $f_1=0,5f_o$. Khi xoay tụ một góc $\varphi_2$ thì mạch bắt được sóng có tần số $f_2 =\dfrac{f_o}{3}$. Tỉ số giữa hai góc xoay là?
A. $\dfrac{\varphi_2}{\varphi_1}=3$
B. $\dfrac{\varphi_2}{\varphi_1}=\dfrac{1}{3}$
C. $\dfrac{\varphi_2}{\varphi_1}=\dfrac{3}{8}$
D. $\dfrac{\varphi_2}{\varphi_1}=\dfrac{8}{3}$
 
Bài 19.
Có hai loại mạch dao động điện từ lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Ở thời điểm t, gọi $q_1; q_2$ lần lượt là điện tích của tụ điện trong mạch dao động thứ nhất và thứ hai. Biết $36q_1^2+16q_2^2=24^2(nC)^2$. Ở thời điểm $t=t_1$ , trong mạch dao động thứ nhất : $q_1=2,4 nC$; $i_1=3,2 mA$. Khi đó cường độ dòng điện qua cuộn cảm trong mạch dao động thứ hai có độ lớn bằng?
A. $6,4 mA$
B. $5,4 mA$
C. $3,6 mA$
D. $4,5 mA$
 
Bài 20.
Cho mạch điện gồm cuộn dây không thuần cảm nối tiếp với biến trở R. Đặt vào mạch điện trên điện áp xoay chiều ổn định $u=U_o \cos\omega t$. Khi $R=R_o$ thì điện áp hiệu dụng trên biến trở và trên cuộn dâu bằng nhau. Sau đó tăng R từ $R_o$ thì?
A. Công suất toàn mạch tăng rồi giảm
B. Công suất trên biến trở giảm
C. Công suất trên biến trở tăng rồi giảm
D. Cường độ dòng điện tăng rồi giảm
 
Bài 21 .
Con lắc lò xo có độ cứng $k=100 N/m$, khố lượng vật nặng $m=1 kg$. Vật đang đứng ở vị trí cân bằng, ta tác dụng ngoại lực biến đổi điều hòa theo thời gian với phương trình: $F=F_o \cos10 \pi t$. Sau một thời gian ta thấy vật dao động điều hòa với biên độ A=6 cm. Tốc độ cực đại của vật là?
A. $60 \pi cm/s$
B. $60 cm/s$
C. $0,6 cm/s$
D. $6\pi cm/s$
 
Bài 22.
Một con lắc lò xo gồm quả cầu nhỏ khối lượng $500g$ và lò xo có độ cứng $50 N/m$. Cho con lắc dao động điều hòa trên mặt ngang. Tại thời điểm vận tốc của quả cầu là $0,1 m/s$ thì gia tốc của vật là $-\sqrt{3} m/s^2$. Cơ năng của con lắc là?
A. $0,01 J$
B. $0,04 J$
C. $0,02 J$
D. $0,05 J$
 
Bài 23.
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng, khe hẹp S phát ra đồng thời 3 bức xạ đơn sắc thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy có bước sóng lần lượt là $\lambda_1=0,42 \mu m; \lambda_2=0,56 \mu m$ và $\lambda_3 ; \lambda_3 > \lambda_2$. Trên màn trong khoảng giữa vân sáng trung tâm đến vân sáng tiếp theo có màu giống màu vân trung tâm , ta thấy có 2 vạch sáng là sự trùng nhau của hai vân sáng $\lambda_1; \lambda_2$. 3 vạch sáng là sự trùng nhau của $\lambda_1; \lambda_3$,. $\lambda_3$ là?
A. $0,6 \mu m$
B. $0,76 \mu m$
C. $0,65 \mu m$
D. $0,63 \mu m$
 
Bài 24.
Cho một cuộn dây có điện trở thuần $40 \Omega$ và độ tự cảm $L=\dfrac{0,4}{\pi}$. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức $u=U_o \cos\left(100 \pi t-\dfrac{\pi}{2}\right)$(V). Tại thời điểm $t=0,1$s, cường độ đong điện trong mạch có giá trị $-2,75 \sqrt{2}$. Biên độ của điện áp hai đầu cuộn dây có giá trị bằng?
A $220 V$
B. $220\sqrt{2} V$
C. $110 \sqrt{2} V$
D. $200 \sqrt{2} V$
 
Bài 25.
Trong mạc dao động LC lí tưởng. Lúc $t_o=0$ thì bản A tích điện dương, bản B tích điện âm và chiều dòng điện đi qua cuộn cảm có chiều từ B sáng A.Sau $\dfrac{3}{4} $ chu kì dao động của mạch thì?
A. Dòng điện qua L theo chiều từ A đến B, bản A tích điện âm
B. Dòng điện qua L theo chiều từ B đến A, bản A tích điện dương
C. Dòng điện qua L theo chiều từ B đến A, bản A tích điện âm
D. Dòng điện qua L theo chiều từ A đến B, bản A tích điện dương
 
Bài 26.
Chọn câu sai khi nói về sóng dừng xảy ra trên sợi dây?
A. Khoảng cách giữa điểm nút và điểm bụng liền kề là một phần tư bước sóng
B. Hai điểm đối xứng qua điểm nút luôn dao động cùng pha
C. Khoảng cách giữa hai lần dây duỗi thẳng là nửa chu kì
D. Hai điểm đối xứng qua nút luôn dao động ngược pha
 
Bài 27.
Một sóng điện từ đang truyền từ một đài phát sóng ở Hà Nội đến máy thu. Tại điểm A có sóng truyền về hướng Bắc, ở một thời điểm nào đó khi cường độ điện trường là 4 V/m và đang có hướng Đông, thì cảm ứng từ là B. Biết điện trường cực đại là 10 V/m và cảm ứng từ cực đại là 0,15 T. B có độ lớn và hướng?
A. $0,075 T; lên$
B. $0,075 T; xuống$
C. $0,06 T ; xuống$
D. $0,06 T; lên$
 
Bài 28.
Để đo chu kì bán ra của một chất phóng xạ $\beta^-$ người ta dùng máy đếm xung.Máy bắt đầu đếm từ thời điểm t=0. Đến thời điểm $t_1$=7,6 ngày thì máy đếm được $n_1$ xung. Đến thời điểm $t_2=2t_1$ thì máy đếm được $n_2=1,25 n_1$ xung. Chu kì bán rã của lượng phóng xạ trên là bao nhiêu?
A. $7,6$ ngày
B. $6,6$ ngày
C. $3,3$ ngày
D. $3,8$ ngày
 

Quảng cáo

Back
Top