Lệch pha Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch khi đó là...

minhhiep1996

New Member
Bài toán
2 Cho mạch điện xoay chiều AB gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện C. Đặt vào 2 đầu A,B của đoạn mạch điện áp xoay chiều $u=U_0 \cos(100 \pi t)$. Dùng một ampe kế có điện trở không đáng kể mắc song song với tụ điểm thì thấy ampe kế chỉ 2A và cường độ dòng điện trong mạch trễ pha $\dfrac{\pi}{6}$ so với hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch. Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn thì điện áp giữa 2 đầu vôn kế trễ pha $\dfrac{\pi}{6}$ so với hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch khi đó là...
 
Bài toán
2 Cho mạch điện xoay chiều AB gồm cuộn dây mắc nối tiếp với tụ điện C. Đặt vào 2 đầu A,B của đoạn mạch điện áp xoay chiều U=Uo\cos(100πt). Dùng một ampe kế có điện trở không đáng kể mắc song song với tụ điểm thì thấy ampe kế chỉ 2A và cường độ dòng điện trong mạch trễ pha π/6 so với hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch. Thay ampe kế bằng vôn kế có điện trở vô cùng lớn thì điện áp giữa 2 đầu vôn kế trễ pha π/6 so với hiệu điện thế giữa 2 đầu đoạn mạch. Cường độ hiệu dụng của dòng điện trong mạch khi đó là...
Khi mắc ampe kế: $tan\varphi =\dfrac{Z_{L}^{ }}{R}=tan30$
$$Z_{L}^{ }=\dfrac{\sqrt{3}}{3}R$$
$$ I=\dfrac{U}{\sqrt{R^{2}+Z_{L}^{2}}}=2A $$
Khi dùng vôn kế:
Untitled.png

$$tan60=\dfrac{Z_{C}^{ }-Z_{L}^{ }}{R}$$
$$\left ( Z_{L}^{ }-Z_{C}^{ } \right )=\sqrt{3}R$$
$$I_{mach_{ }^{ }}^{ }=\dfrac{U}{\sqrt{R^{2}+\left ( Z_{L}^{ }-Z_{C}^{ } \right )^{2}}}$$
Ta có $$\dfrac{U}{\sqrt{R^{2} +\left ( \dfrac{\sqrt{3}}{3} \right )^{2} R^{2 }}}=2$$
Vậy $$I=\dfrac{U}{\sqrt{R^{2}+\left ( \sqrt{3R} \right )^{2}}} $$
$I=\dfrac{2\sqrt{3}}{3}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top