Trên AB có bao nhiêu vân sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?

beyondthecloud

New Member
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng chiếu đồng thời hai bức xạ $\lambda_1$ và $\lambda_2$ với khoảng vân thu được trên màn của hai bức xạ là 0,5 mm và 0,3 mm. Xét hai điểm A, B trên màn cách nhau 9 mm. Tại A và B cả hai bức xạ đều cho vân tối, trên đoạn AB đếm được 42 vân sáng, hỏi trên AB có bao nhiêu vân sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?

A. 6
B. 5
C. 4
D. 8
 
Bài toán
Trong thí nghiệm giao thoa khe I-âng chiếu đồng thời hai bức xạ $\lambda_1$ và $\lambda_2$ với khoảng vân thu được trên màn của hai bức xạ là 0,5 mm và 0,3 mm. Xét hai điểm A, B trên màn cách nhau 9 mm. Tại A và B cả hai bức xạ đều cho vân tối, trên đoạn AB đếm được 42 vân sáng, hỏi trên AB có bao nhiêu vân sáng là kết quả trùng nhau của hai hệ vân?

A. 6
B. 5
C. 4
D. 8
Lời giải

Do A và B là 2 vân tối
Số vân sáng của bức xạ $\lambda_1$ là: $N_{s_1}=\dfrac{AB}{i_{1}}=\dfrac{9}{0,5}=18$

Số vân sáng của bức xạ $\lambda_2$ là: $N_{s_2}=\dfrac{AB}{i_{2}}=\dfrac{9}{0,3}=30$

$N_{t} $ là số vân trùng của hai hệ vân, N là tổng số vân đếm được thì
$N=N_{s_1}+N_{s_2}-N_{t}$ $\Rightarrow$ $N_{t}=18+30-42=6 $

$\Rightarrow$ Chọn A.
 
Last edited:
Xin bạn/mọi người có thể nói rõ A B là hai vân tối thì hệ quả là gì không?
Ý mình là nó liên quan thế nào đến công thức bạn suy ra?
 
Xin bạn/mọi người có thể nói rõ A B là hai vân tối thì hệ quả là gì không?
Ý mình là nó liên quan thế nào đến công thức bạn suy ra?
Bạn thử lấy 1 trường hợp là sẽ suy ra được mà.
Trên hình có 5 vân sáng và 2 vân tối ngoài cùng A, B với AB = 5mm; i=1mm
Từ hình ta thấy trong khoảng AB có 5 khoảng vân nên số vân sáng $N_{s}=\dfrac{AB}{i}$

Ta có công thức: Nếu A, B là 2 vân tối thì
- Số vân sáng: $N_{s}=\dfrac{AB}{i}$
- Số vân tối: $N_{t}=\begin{bmatrix}\dfrac{AB}{i}\end{bmatrix}+1$
 

Attachments

  • ví dụ.PNG
    ví dụ.PNG
    3.7 KB · Đọc: 182
Bài toán
Một mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L và 1 điện trở R mắc nối tiếp. Đặt u=U0Cos100πt (V) thì dòng điện trễ pha hiệu điện thế góc $\dfrac{\pi }{6}$ và cường độ dòng điện hiệu dụng I=0,1 A. Nếu mắc nối tiếp đoạn mạch trên một tụ điện thì hiệu điện thế 2 đầu tụ trễ pha $\dfrac{\pi }{6}$ với hiêu điện thế 2 đầu đoạn mạch. Hiệu điện thế tụ là 16 V. Tụ điện khi mắc thêm có điện dung là:
A. $\dfrac{10^{-3}}{\sqrt{17}\pi }$ F
B. $\dfrac{10^{-3}}{8sqrt{5}\pi }$ F
C. $\dfrac{10^{-3}}{\sqrt{3}\pi }$
D. $\dfrac{10^{-3}}{16sqrt{3}\pi }$
NHờ các bạn giải giùm
 
Bài toán
Một mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L và 1 điện trở R mắc nối tiếp. Đặt u=U0Cos100πt (V) thì dòng điện trễ pha hiệu điện thế góc $\dfrac{\pi }{6}$ và cường độ dòng điện hiệu dụng I=0,1 A. Nếu mắc nối tiếp đoạn mạch trên một tụ điện thì hiệu điện thế 2 đầu tụ trễ pha $\dfrac{\pi }{6}$ với hiêu điện thế 2 đầu đoạn mạch. Hiệu điện thế tụ là 16 V. Tụ điện khi mắc thêm có điện dung là:
A. $\dfrac{10^{-3}}{\sqrt{17}\pi }$ F
B. $\dfrac{10^{-3}}{8sqrt{5}\pi }$ F
C. $\dfrac{10^{-3}}{\sqrt{3}\pi }$
D. $\dfrac{10^{-3}}{16sqrt{3}\pi }$
NHờ các bạn giải giùm
Bạn đăng thành bài riêng qua công cụ Đăng chủ đề để mọi người trên diễn đàn đều biết đi!
 

Quảng cáo

Back
Top