Giải chi tiết ĐỀ THI THỬ THPT BAMABEL LẦN 3 MÔN VẬT LÝ 2015

GS.Xoăn

Trần Văn Quân
Giải chi tiết ĐỀ THI THỬ THPT BAMABEL LẦN 3 MÔN VẬT LÝ 2015

Bài mở màn:
Problem 1 (Trích câu 7): Tiến hành thí nghiệm giao thoa sóng nước với hai nguồn sóng đồng bộ đặt tại hai điểm A, B cách nhau 20 cm. Phương trình dao động của nguồn là $u=2\cos \left(2 \pi f t \right)$ cm (tần số f thay đổi được) và tốc độ truyền sóng là $1,6 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$. M là một điểm trên mặt nước sao cho MA = 12 cm và MB = 16 cm. Gọi số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MA và MB lần lượt là $x$ và $y$ . Khi $f=f_0$ hoặc $f=\dfrac{4}{3} f_0$ thì $y-x=5$. Khi $f=\dfrac{4}{3}\left(f_0+n\right)$ và ứng với giá trị $n$ nhỏ nhất bằng 6 Hz thì $y-x \neq 5$. Giá trị 0 f gần với giá trị nào nhất sau đây:
A. 86 Hz
B. 84 Hz
C. 82 Hz
D. 88 Hz

Solution:
Xét trên đoạn AM:
Số điểm dao động cực đại trên đoạn AM là số k nguyên thỏa mãn:
$$MB-MA \leq k \lambda < AB$$
$$\Rightarrow \dfrac{4}{\lambda} \leq k < \dfrac{20}{\lambda}$$
$$\Rightarrow x=\left[\dfrac{20}{\lambda} \right]- \left[\dfrac{4}{\lambda} \right]$$
Khí hiệu $[a]$ là phần nguyên của $a$
Tương tự ta cũng có số điểm dao động cực đại trên đoạn MB là $y=\left[\dfrac{4}{\lambda} \right]+ \left[\dfrac{20}{\lambda} \right]$
Khi đó $y-x=\left[\dfrac{8}{\lambda} \right] \rightarrow y-x=\left[\dfrac{8f}{v} \right]$
Ứng với dữ kiện đề bài tồn tạ hai giá trị tần số để $y-x=5$ hay:
$$\begin{cases} \left[\dfrac{8f_1}{v} \right] =5 \\ \left[\dfrac{8f_2}{v} \right]=5 \end{cases} \Rightarrow \begin{cases} 5 \leq \dfrac{8f_1}{v} < 6 \\ 5\leq\dfrac{8f_2}{v} < 6 \end{cases} \Rightarrow \begin{cases} 5\leq \dfrac{8 f_0}{v}<6 \\ 5\leq\dfrac{32}{3} f_0 < 6 \end{cases}$$
$\Rightarrow 75 Hz \leq f_0 < 90 Hz$
Khi $f=\dfrac{4}{3} \left(f_0 +n\right)$ thì $y-x=\left[\dfrac{8.\dfrac{4}{3} \left(f_0 +n\right)}{v}\right]$
Ứng với giá trị n nhỏ nhất thì $y-x=6$ tức là:
$7>\dfrac{8\dfrac{4}{3} \left(f_0 +n\right)}{v}\geq 6 \Rightarrow \dfrac{32}{3} f_0 +\dfrac{32}{3}n \geq 960 \Rightarrow n \geq 90 - f_0$
Vậy $n_{min}= 90 - f_0=6 \Rightarrow f_0=84 Hz$
Chọn B.
 
Last edited:

Chuyên mục

Giải chi tiết ĐỀ THI THỬ THPT BAMABEL LẦN 3 MÔN VẬT LÝ 2015

Bài mở màn:
Problem 1 (Trích câu 7): Tiến hành thí nghiệm giao thoa sóng nước với hai nguồn sóng đồng bộ đặt tại hai điểm A, B cách nhau 20 cm. Phương trình dao động của nguồn là $u=2\cos \left(2 \pi f t \right)$ cm (tần số f thay đổi được) và tốc độ truyền sóng là $1,6 \ \left(\text{m}/\text{s}\right)$. M là một điểm trên mặt nước sao cho MA = 12 cm và MB = 16 cm. Gọi số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MA và MB lần lượt là $x$ và $y$ . Khi $f=f_0$ hoặc $f=\dfrac{4}{3} f_0$ thì $y-x=5$. Khi $f=\dfrac{4}{3}\left(f_0+n\right)$ và ứng với giá trị $n$ nhỏ nhất bằng 6 Hz thì $y-x \neq 5$. Giá trị 0 f gần với giá trị nào nhất sau đây:
A. 86 Hz
B. 84 Hz
C. 82 Hz
D. 88 Hz

Solution:
Xét trên đoạn AM:
Số điểm dao động cực đại trên đoạn AM là số k nguyên thỏa mãn:
$$MB-MA \leq k \lambda < AB$$
$$\Rightarrow \dfrac{4}{\lambda} \leq k < \dfrac{20}{\lambda}$$
$$\Rightarrow x=\left[\dfrac{20}{\lambda} \right]- \left[\dfrac{4}{\lambda} \right]$$
Khí hiệu $[a]$ là phần nguyên của $a$
Tương tự ta cũng có số điểm dao động cực đại trên đoạn MB là $y=\left[\dfrac{4}{\lambda} \right]+ \left[\dfrac{20}{\lambda} \right]$
Khi đó $y-x=\left[\dfrac{8}{\lambda} \right] \rightarrow y-x=\left[\dfrac{8f}{v} \right]$
Ứng với dữ kiện đề bài tồn tạ hai giá trị tần số để $y-x=5$ hay:
$$\begin{cases} \left[\dfrac{8f}{v} \right] =5 \\ \left[\dfrac{8f_2}{v} \right]=5 \end{cases} \Rightarrow \begin{cases} 5 \leq \dfrac{8f_1}{v} < 6 \\ 5\leq\dfrac{8f_2}{v} < 6 \end{cases} \Rightarrow \begin{cases} 5\leq \dfrac{8 f_0}{v}<6 \\ 5\leq\dfrac{32}{3} f_0 < 6 \end{cases}$$
$\Rightarrow 75 Hz \leq f_0 < 90 Hz$
Khi $f=\dfrac{4}{3} \left(f_0 +n\right)$ thì $y-x=\dfrac{8.\dfrac{4}{3} \left(f_0 +n\right)}{v}$
Ứng với giá trị n nhỏ nhất thì $y-x=6$ tức là:
$7>\dfrac{8\dfrac{4}{3} \left(f_0 +n\right)}{v}\geq 6 \Rightarrow \dfrac{32}{3} f_0 +\dfrac{32}{3}n \geq 960 \Rightarrow n \geq 90 - f_0$
Vậy $n_{min}= 90 - f_0=6 \Rightarrow f_0=84 Hz$
Chọn B.
Thực sự kiến thức phần nguyên của anh mai một rồi. Nếu một người không biết phần nguyên để làm bài này thì biện luận thế nào hả Gsxoan. Chứ làm thế này mọi người mắng anh phá nát vật lí đấy.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Thực sự kiến thức phần nguyên của anh mai một rồi. Nếu một người không biết phần nguyên để làm bài này thì biện luận thế nào hả Gsxoan. Chứ làm thế này mọi người mắng anh phá nát vật lí đấy.
Phần nguyên chỉ là kí hiệu thôi anh. Còn về bản chất là làm tròn trong Vật lí, em nghĩ hướng đi là như vậy.
 
Không biết giải như này được không?
Nếu ban đầu ta coi điểm M ở vân cực đại trung tâm thì trên đoạn MA và MB có số cực đại bằng nhau. Nếu M dịch về nguồn A thì bắt đầu số vân cực đại trên MB nhiều hơn số vân cực đại trên MA.
Mà nhận thấy y-x=5 tức là điểm M chỉ có thể nằm trong khoảng vân cực đại thứ 2 và thứ 3 tính từ vân trung tâm. Nằm ngoài khoảng này thì y-x sẽ khác 5.
Có hai giá trị của tần số thỏa mãn điều kiện đề bài là $f_{0}$ và $\dfrac{4}{3}.f_{0}$
Tần số tăng lên thì bước sóng giảm. Tức là các vân cực đại sẽ dịch gần về vân trung tâm hơn. Trong khi đó thì điểm M vẫn đứng yên. Vậy khi tần số là $\dfrac{4}{3}f_{0}$ thì điểm M đã nằm gần sát mép của đường cực đại thứ 3 ta chỉ cần giảm tần số đi một lượng nhỏ nữa là M sẽ trùng vào vân thứ 3 và lúc đó y-x khác 5.
Theo bài toán khi$f=\dfrac{4}{3}\left(f_{0}+n \right)$ .
Tức là tăng thêm một lượng nhỏ nhất là $\dfrac{4}{3}. 6=8Hz$thì điểm M sẽ trùng vào vân cực đại thứ 3.
Ta biến đổi như sau:
$MB-MA=16-12=k\lambda =3.\dfrac{v}{f}\Leftrightarrow f=\dfrac{3}{4}v$
Mà $f=\dfrac{4}{3}f_{0}+8$
Từ hai điều trên suy ra
$\dfrac{3}{4}v=\dfrac{4}{3}f_{0}+8\Rightarrow f_{0}=84$
Đáp án B.
P/s: mình suy luận hơi dài nhưng lại đỡ phải biến đổi toán học.
Không sử dụng đến AB=20cm là sao nhỉ?? Liệu giải sai chăng
 
Last edited:

$$\Rightarrow x=\left[\dfrac{20}{\lambda} \right]- \left[\dfrac{4}{\lambda} \right]$$
Khí hiệu $[a]$ là phần nguyên của $a$
Tương tự ta cũng có số điểm dao động cực đại trên đoạn MB là $y=\left[\dfrac{4}{\lambda} \right]+ \left[\dfrac{20}{\lambda} \right]$
Khi đó $y-x=2\left[\dfrac{4}{\lambda} \right] \rightarrow y-x=2\left[\dfrac{4f}{v} \right]$
Ứng với dữ kiện đề bài tồn tạ hai giá trị tần số để $y-x=5$ hay: lúc đố phần nguyên = 2,5 như vậy sao được ạ. Theo em phải thêm 1 vào y ạ. Mong anh giải thích giúp em với.
 
$$\Rightarrow x=\left[\dfrac{20}{\lambda} \right]- \left[\dfrac{4}{\lambda} \right]$$
Khí hiệu $[a]$ là phần nguyên của $a$
Tương tự ta cũng có số điểm dao động cực đại trên đoạn MB là $y=\left[\dfrac{4}{\lambda} \right]+ \left[\dfrac{20}{\lambda} \right]$
Khi đó $y-x=2\left[\dfrac{4}{\lambda} \right] \rightarrow y-x=2\left[\dfrac{4f}{v} \right]$
Ứng với dữ kiện đề bài tồn tạ hai giá trị tần số để $y-x=5$ hay: lúc đố phần nguyên = 2,5 như vậy sao được ạ. Theo em phải thêm 1 vào y ạ. Mong anh giải thích giúp em với.
Ban ơi, ta có thể đưa số 2 vào dấu $[]$ bởi vì bản thân 2 cũng là số nguyên
 
Giải bài 36:
Em không biết cái A là gì em cho là biên độ luôn, không biết giải đúng không mà em không ra đáp án.
Tại mọi thời điểm ta luôn có: $\left(\dfrac{x}{A}\right)^2+\left(\dfrac{v}{v_{max}}\right)^2=1$
tại thời điểm $t_1$, $v_2=-1, x_1=2$
$\Rightarrow \left(\dfrac{2}{A}\right)^2+\left(\dfrac{1}{v_{max}}\right)^2=1$
tại thời điểm $t_2$, $v_2=-2. x_1=1$
$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{A}\right)^2+\left(\dfrac{2}{v_{max}}\right)^2=1$
$\Rightarrow A=\sqrt{5}$
Mà có: Em nghĩ đoạn li độ tổng hợp phải thay là biên độ tổng hợp thì mới đúng.
$15=4A^2+9A^2+12A^2.\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)\Rightarrow \dfrac{-5}{6}=\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)$
Ta có: $A_{th}^2=A_1^2+A_2^2+2A_1.A_2.\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)$
$A_{th}^2=\left(A_1+A_2\right)^2-\dfrac{1}{3}A_1.A_2$ với $A_1.A_2\leq \dfrac{\left(A_1+A_2\right)^2}{4}$
Với $A_{max}$ thì $A_{max}^2\leq \dfrac{11}{12}\left(A_1+A_2\right)^2\Rightarrow A_{thmax}=10,70$
 
Câu 10:
$\Delta l=0,025m$
$l+\Delta l+A=4\left(l+\Delta l-A\right)$(1)
Khi $l+\Delta l+x=2\left(l+\Delta l-A\right)$(2) thì $x=0,08$ hoặc $x=-0,08$
Từ (1) và (2) suy ra $l=0,375m$
Chọn $A$
 
Câu 25:
Từ dữ kiện suy ra $d_B=30m$
Ta có
$L_C=\dfrac{L_A+L_B}{2}
\Rightarrow L_C-L_B=L_A-L_C
\Rightarrow log\left(\dfrac{d_B}{d_C}\right)^2=log\left(\dfrac{d_C}{d_A}\right)^2$
$\Rightarrow d_C^2=d_A.d_B \Rightarrow d_C=10\sqrt{3}$
Chọn $C$
 
Câu 33:
Câu này xem góc quét của vật rồi suy ra vị trí trên đường tròn đảm bảo
$\dfrac{\pi }{2}+k_2\pi \leq \alpha \leq \pi +k_2\pi $
Chọn $C$
 
Câu 20: Chọn A
Theo đề bài ta có:
$S_{max}=2A\sin \dfrac{\omega t}{2}=2\left(A-A\cos \dfrac{\omega t_1}{2}\right)\left(t_1=2t\right)$
$\Rightarrow 2A.\sin \dfrac{\omega t}{2}=2A-A\cos \omega t$
Có thể giải bằng phương trình lượng giác chọn A bằng 1 nhưng thử đáp án chọn $\dfrac{T}{6}$
Câu 42: Chọn D
$a_{max}=\omega ^2A,a_{min}=-\omega ^2A$
Biến đổi dần ta được:
$\left(\dfrac{x}{A}\right)^2+\left(\dfrac{v}{v_{max}}\right)^2=1\Rightarrow \left(\dfrac{x}{A}\right)^2+\dfrac{2v^2}{A\left(a_{max}-a_{min}\right)}=1$
 
Giải bài 36:
Em không biết cái A là gì em cho là biên độ luôn, không biết giải đúng không mà em không ra đáp án.
Tại mọi thời điểm ta luôn có: $\left(\dfrac{x}{A}\right)^2+\left(\dfrac{v}{v_{max}}\right)^2=1$
tại thời điểm $t_1$, $v_2=-1, x_1=2$
$\Rightarrow \left(\dfrac{2}{A}\right)^2+\left(\dfrac{1}{v_{max}}\right)^2=1$
tại thời điểm $t_2$, $v_2=-2. x_1=1$
$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{A}\right)^2+\left(\dfrac{2}{v_{max}}\right)^2=1$
$\Rightarrow A=\sqrt{5}$
Mà có: Em nghĩ đoạn li độ tổng hợp phải thay là biên độ tổng hợp thì mới đúng.
$15=4A^2+9A^2+12A^2.\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)\Rightarrow \dfrac{-5}{6}=\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)$
Ta có: $A_{th}^2=A_1^2+A_2^2+2A_1.A_2.\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)$
$A_{th}^2=\left(A_1+A_2\right)^2-\dfrac{1}{3}A_1.A_2$ với $A_1.A_2\leq \dfrac{\left(A_1+A_2\right)^2}{4}$
Với $A_{max}$ thì $A_{max}^2\leq \dfrac{11}{12}\left(A_1+A_2\right)^2\Rightarrow A_{thmax}=10,70$
Câu này mình ra thẳng đáp án luôn mà mình không thấy có xét lớn nhất gì, không hiểu
 
Giải bài 36:
Em không biết cái A là gì em cho là biên độ luôn, không biết giải đúng không mà em không ra đáp án.
Tại mọi thời điểm ta luôn có: $\left(\dfrac{x}{A}\right)^2+\left(\dfrac{v}{v_{max}}\right)^2=1$
tại thời điểm $t_1$, $v_2=-1, x_1=2$
$\Rightarrow \left(\dfrac{2}{A}\right)^2+\left(\dfrac{1}{v_{max}}\right)^2=1$
tại thời điểm $t_2$, $v_2=-2. x_1=1$
$\Rightarrow \left(\dfrac{1}{A}\right)^2+\left(\dfrac{2}{v_{max}}\right)^2=1$
$\Rightarrow A=\sqrt{5}$
Mà có: Em nghĩ đoạn li độ tổng hợp phải thay là biên độ tổng hợp thì mới đúng.
$15=4A^2+9A^2+12A^2.\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)\Rightarrow \dfrac{-5}{6}=\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)$
Ta có: $A_{th}^2=A_1^2+A_2^2+2A_1.A_2.\cos \left(\varphi_2-\varphi_1\right)$
$A_{th}^2=\left(A_1+A_2\right)^2-\dfrac{1}{3}A_1.A_2$ với $A_1.A_2\leq \dfrac{\left(A_1+A_2\right)^2}{4}$
Với $A_{max}$ thì $A_{max}^2\leq \dfrac{11}{12}\left(A_1+A_2\right)^2\Rightarrow A_{thmax}=10,70$
Mấy chỗ này đâu có đúng với đề bài nhỉ
 
Câu 38: Ta có ngay $\lambda=12 cm$
Điểm N dao động với biên độ $A_{N}=2a \left|\sin \dfrac{2\pi d}{\lambda} \right|$
Điểm P dao động với biên độ $A_{P}=2a \left| \sin \dfrac{2\pi .2d}{\lambda} \right|$
Theo đề bài: $A_{N}=\sqrt{3} A_P$
Thử các đáp án thấy không có cái nào thỏa mãn
 

Quảng cáo

Back
Top