Chiều dài tối thiểu và tối đa của lò xo trong quá trình vật dao động là

anhhungvie

Active Member
Bài toán
Con lắc lò xo bố trí theo phương thẳng đứng. Chiều dài tự nhiên của lò xo là $l_{0}$= 30 cm, đầu dưới móc vật nặng. Sau khi kích thích, vật nặng dao động theo phương trình $x=2\cos \left(20t\right)\left(cm\right)$. Lấy g = 10 $ \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Chiều dài tối thiểu và tối đa của lò xo trong quá trình vật dao động là
A. 29,5 cm và 33,5 cm
B. 31 cm và 36 cm
C. 30,5 cm và 34,5 cm
D. 32 cm và 34 cm
 
Bài toán
Con lắc lò xo bố trí theo phương thẳng đứng. Chiều dài tự nhiên của lò xo là $l_{0}$= 30 cm, đầu dưới móc vật nặng. Sau khi kích thích, vật nặng dao động theo phương trình $x=2\cos \left(20t\right)\left(cm\right)$. Lấy g = 10 $ \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right)$. Chiều dài tối thiểu và tối đa của lò xo trong quá trình vật dao động là
A. 29,5 cm và 33,5 cm
B. 31 cm và 36 cm
C. 30,5 cm và 34,5 cm
D. 32 cm và 34 cm
Khi con lắc đứng cân bằng thì lò xo dãn một đoạn là $\Delta l = \dfrac{mg}{k} = g . \dfrac{1}{\omega ^{2}} = \dfrac{10}{20^{2}} = 0,025 m = 2,5 cm $

Chiều dài lò xo ngắn nhất khi vật dao động ở biên trên $\Rightarrow$ $l_{min}=l_{0} + \Delta l - A = 30 + 2,5 - 2 = 30, 5 cm $

Chiều dài lò xo dài nhất khi vật dao động ở biên dưới $\Rightarrow$ $l_{max} = l_{0} + \Delta l+A = 30+2,5+2=34,5 cm $

$\Rightarrow$ Chọn C.
 

Quảng cáo

Back
Top