Thời gian ngắn nhất để độ lớn lực đàn hồi của lò xo tăng từ cực tiểu đến cực đại là

Phamcuong_mta

New Member
Bài toán
Một con lắc lò xo thẳng đứng dao động với trình $x =8\cos \left(10t + \pi \right) \left(cm; s\right)$ (gốc tọa độ O được chọn trùng với vị trí cân bằng, trục Ox thẳng đứng hướng lên). Lấy $g = 10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$ và $\pi ^2 = 10$. Thời gian ngắn nhất để độ lớn lực đàn hồi của lò xo tăng từ cực tiểu đến cực đại là
A. $\dfrac{\pi }{10}$ (s)
B. $\dfrac{\pi }{15}$ (s)
C. $\dfrac{\pi }{30}$ (s)
D. $\dfrac{3\pi }{10}$ (s)
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một con lắc lò xo thẳng đứng dao động với trình $x =8\cos \left(10t + \pi \right) \left(cm; s\right)$ (gốc tọa độ O được chọn trùng với vị trí cân bằng, trục Ox thẳng đứng hướng lên). Lấy $g = 10 \ \left(\text{m}/\text{s}^2\right)$ và $\pi ^2 = 10$. Thời gian ngắn nhất để độ lớn lực đàn hồi của lò xo tăng từ cực tiểu đến cực đại là
A. $\dfrac{\pi }{10}$ (s)
B. $\dfrac{\pi }{15}$ (s)
C. $\dfrac{\pi }{30}$ (s)
D. $\dfrac{3\pi }{10}$ (s)
Lời giải
Ở VTCB lò xo giãn: $\Delta l_0= \dfrac{g}{\omega ^2}=10 \text{cm}$
Nên trong quá trình giao động vị trí mà lò xo có độ lớn lực đàn hồi cực đại và cực tiểu lần lượt là $x_1=-A$ và $x_2=+A$
Khi đó: $t=\dfrac{T}{2}=\dfrac{\pi }{10} \left(s\right)$
Chọn A.
 

Quảng cáo

Back
Top