Thời điểm t liền sau đó li độ của M bằng +A

Kate Spencer

Active Member
Bài toán
Hai điểm M và N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau $\dfrac{\lambda }{3}$, sóng có biên độ A, tại thời điểm có Um = +3 cm thì Un = -3 cm. Biết sóng truyền từ M đến n. Thời điểm t liền sau đó có Um = +A là:
A. $\dfrac{11T}{12}$
B. $\dfrac{T}{12}$
C. $\dfrac{T}{6}$
D. $\dfrac{T}{3}$

Mong mọi người giúp đỡ!
 
Gọi O là VTCB
Ta có $OM=\dfrac{1}{2} MN=\dfrac{\lambda}{6}$
Nên
$u_m=A \sin \left( \dfrac{2 \pi OM}{\lambda} \right)\Leftrightarrow 3=A \sin \dfrac{\pi }{3} \Rightarrow A=6$
Suy ra thời điểm để $u_m= +A$ là $t_{\dfrac{A}{2} \rightarrow +A}= \dfrac{T}{6}$
Chọn C.
 
Gọi O là VTCB
Ta có $OM=\dfrac{1}{2} MN=\dfrac{\lambda}{6}$
Nên
$u_m=A \sin \left( \dfrac{2 \pi OM}{\lambda} \right)\Leftrightarrow 3=A \sin \dfrac{\pi }{3} \Rightarrow A=6$
Suy ra thời điểm để $u_m= +A$ là $t_{\dfrac{A}{2} \rightarrow +A}= \dfrac{T}{6}$
Chọn C.
Cho mình hỏi là ở thời điểm Um = 3m và Un = -3cm thì 2 điểm M và N ở góc phần tư thứ mấy trên đường tròn lượng giác vậy bạn?
 
Cái này không thể xác định được bạn nhé vì chúng ta không biết M và N đi lên hay đi xuống
Mình nghĩ là dựa vào độ lệch pha
Cái này không thể xác định được bạn nhé vì chúng ta không biết M và N đi lên hay đi xuống
Mình nghĩ như thế này có đúng không nha: Do M và N cách nhau $\dfrac{\lambda }{3}$ và sóng truyền từ M đến N nên độ lệch pha giữa M và N là $\dfrac{2\pi }{3}$

Suy ra trên đường tròn lượng giác, M sẽ ở góc phần tư thứ 4 và N nằm ở góc phần tư thứ 3.Khi đó, thời điểm mà M có li độ 3 cm và N có li độ -3 thì góc của M là $\dfrac{-\pi }{3}$ và góc của N là $\dfrac{-2\pi }{3}$

Vậy có đúng không?
 
Mình nghĩ là dựa vào độ lệch pha

Mình nghĩ như thế này có đúng không nha: Do M và N cách nhau $\dfrac{\lambda }{3}$ và sóng truyền từ M đến N nên độ lệch pha giữa M và N là $\dfrac{2\pi }{3}$

Suy ra trên đường tròn lượng giác, M sẽ ở góc phần tư thứ 4 và N nằm ở góc phần tư thứ 3.Khi đó, thời điểm mà M có li độ 3 cm và N có li độ -3 thì góc của M là $\dfrac{-\pi }{3}$ và góc của N là $\dfrac{-2\pi }{3}$

Vậy có đúng không?
Ừ đúng rồi bạn. Người ta không nói M và N đi lên hay đi xuống nhưng ta có thể chứng minh được chúng đi lên (theo chiều dương) do $MN=\dfrac{\lambda}{3}$
 
Mình suy nghĩ khá kỹ về vấn đề này, liệu có nên kết hợp cả đồ thì để hiểu hơn về tính chất chuyển động của hai điểm M, N rồi từ đó kết luận chính xác điểm M, N nằm ở đâu trên đường tròn. Vì các dạng bài này hay cho hoặc là sóng từ M tới N hoặc ngược lại. Mong ad chỉ giáo ạ ?
 
Theo mình thì B. mới đúng chứ mặc dù k biết cái nào đi lên hay xuống nhưng dựa vào độ lệch pha và li độ thì thấy M chắc chắn phải nằm ở góc phần tư thứ 4 và N ở góc phần tư thứ 3
 
Gọi O là VTCB
Ta có $OM=\dfrac{1}{2} MN=\dfrac{\lambda}{6}$
Nên
$u_m=A \sin \left( \dfrac{2 \pi OM}{\lambda} \right)\Leftrightarrow 3=A \sin \dfrac{\pi }{3} \Rightarrow A=6$
Suy ra thời điểm để $u_m= +A$ là $t_{\dfrac{A}{2} \rightarrow +A}= \dfrac{T}{6}$
Chọn C.
CT sin để tính bụng sóng này chỉ áp dụng với sóng dừng thôi, bài này là sự lan truyền sóng cơ mà nếu k nói j thì biên độ tại đâu cũng giống nhau mà
 

Quảng cáo

Back
Top