Nếu không nối tắt cuộn cảm thì điện áp hai đầu cuộn cảm có biểu thức là

vipnokia96

New Member
Bài toán
Đặt điện áp $u=U_{0}\cos \left(100\pi t + \dfrac{\pi }{3}\right)$ (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung $C = \dfrac{10^{-3}}{5\pi }$ F và cuộn cảm thuần có độ tự cảm $L = \dfrac{1}{\pi }$ H. Nếu nối tắt cuộn cảm điện áp hai đầu tụ điện có biểu thức $u_{c}=100\sqrt{2}\cos \left(100\pi t\right)$ (V). Nếu không nối tắt cuộn cảm thì điện áp hai đầu cuộn cảm có biểu thức là:


Đáp án. $u_{l}=200\sqrt{2}\cos \left(100\pi t + \dfrac{2\pi }{3}\right)$

E bị mắc chỗ pha ban đầu của $u_{l}$ e không hiểu tại sao pha ban đầu của $u_{l}$ khi không nối tắt lại đối xứng với pha ban đầu $u_{c}$ qua u
 
Đặt điện áp u=$U_{0}$cos(100$\pi $t + $\pi $/3) (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C = $\dfrac{10^{-3}}{5\pi }$ F và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 1/$\pi $ H. Nếu nối tắt cuộn cảm điện áp hai đầu tụ điện có biểu thức $u_{c}$=100$\sqrt{2}$cos(100$\pi $t) (V). Nếu không nối tắt cuộn cảm thì điện áp hai đầu cuộn cảm có biểu thức là:

Đáp án. $u_{l}$=200$\sqrt{2}$cos(100$\pi $t + $2\pi $/3)

E bị mắc chỗ pha ban đầu của $u_{l}$ e không hiểu tại sao pha ban đầu của $u_{l}$ khi không nối tắt lại đối xứng với pha ban đầu $u_{c}$ qua u
$Z_{L}=100\Omega $ , $Z_{C}=50$
Vì $\varphi _{u}-\varphi _{u_{C}}=\dfrac{\pi }{3}$
nên$ \varphi _{u}-\varphi _{i}=\dfrac{-\pi }{6}$
hay$ R=50\sqrt{3}$
Khi không nối tắt
$\tan \Delta _{\varphi }=\dfrac{Z_{L}-Z_{C}}{R}=\dfrac{1}{\sqrt{3}}$
$\Rightarrow \varphi _{i}=\varphi _{u}-\dfrac{\pi }{6}=\dfrac{\pi }{6}$
$\Rightarrow \varphi _{u_{L}}=\dfrac{2\pi }{3}$
 

Quảng cáo

Back
Top