f biến thiên Giá trị của R bằng

kt1996

New Member
Bài toán
Đặt điện áp $u=U_{0}\cos \omega t \left(V \right)$ ( $U_{0}$ không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\dfrac{4}{5\pi }H$ và tụ điện mắc nối tiếp. Khi $\omega =\omega _{0}$ thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch đạt giá trị cực đại $I_{m}$. Khi $\omega =\omega _{1}$ hoặc $\omega =\omega _{2}$ thì cường độ dòng điện cực đại qua đoạn mạch bằng nhau và bằng $I_{m}$. Biết $\omega _{1}-\omega _{2}=200\pi $ rad/s. Giá trị của R bằng
A. $150\Omega $
B. $200\Omega $
C. $160\Omega $
D. $50\Omega $
 
Bài toán
Đặt điện áp $u=U_{0}\cos \omega t \left(V \right)$ ( $U_{0}$ không đổi, ω thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm $\dfrac{4}{5\pi }H$ và tụ điện mắc nối tiếp. Khi $\omega =\omega _{0}$ thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua đoạn mạch đạt giá trị cực đại $I_{m}$. Khi $\omega =\omega _{1}$ hoặc $\omega =\omega _{2}$ thì cường độ dòng điện cực đại qua đoạn mạch bằng nhau và bằng $I_{m}$. Biết $\omega _{1}-\omega _{2}=200\pi $ rad/s. Giá trị của R bằng
A. $150\Omega $
B. $200\Omega $
C. $160\Omega $
D. $50\Omega $
Ta có công thức sau: $R=\dfrac{L\left|\omega _{1}-\omega _{2} \right|}{\sqrt{n^{2}-1}}$
Với $n$ bằng tỉ số giữa $\dfrac{I_{hd_{\omega _{o}}}}{I_{hd_{\omega _{1}}}}=\dfrac{I_{m}}{\left(\dfrac{I_{m}}{\sqrt{2}}\right)}=\sqrt{2}$.
Thay vào ta được $R=\dfrac{\dfrac{4}{5\pi }.200\pi }{\sqrt{2-1}}=160\left(\Omega \right)$.
Chọn C.
 

Quảng cáo

Back
Top