Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần Q chịu tác dụng của lực kéo 0,2 N là

thaotn5

New Member
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ khối lượng $m= 0,1 \ \text{kg}$. Kích thích để con lắc dao động điều hòa với năng lượng 0,02J. , Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi giữa hai vị trí cùng tốc độ $v0=10\pi \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$ là 1/6 s. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn 0,2N là
A. 0,5 s
B. 1/6 s
C. 0,25 s
D. 1/3 s
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ khối lượng $m= 0,1 \ \text{kg}$. Kích thích để con lắc dao động điều hòa với năng lượng 0,02J. , Khoảng thời gian ngắn nhất vật đi giữa hai vị trí cùng tốc độ $v0=10\pi \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)$ là 1/6 s. Gọi Q là đầu cố định của lò xo, khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần Q chịu tác dụng lực kéo của lò xo có độ lớn 0,2N là
A. 0,5 s
B. 1/6 s
C. 0,25 s
D. 1/3 s
Lời giải

Chọn chiều dương hướng ra xa đầu cố định.
$$0,02=\dfrac{mV_{max}^{2}}{2}\Rightarrow V_{max}=20\pi \left( \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)\right)$$
$$v=\dfrac{V_{max}}{2}\leftrightarrow \left|x \right|=\dfrac{A\sqrt{3}}{2}$$
Quãng đường vật đi trong 1/6(s) là:
$$\dfrac{A\sqrt{3}}{2}\rightarrow A\rightarrow A\dfrac{A\sqrt{3}}{2}$$
$$\Rightarrow \dfrac{1}{6}=\dfrac{T}{12}+\dfrac{T}{12}\Rightarrow T=1\left(s\right)$$
Ta có:
$$
\left\{\begin{matrix}
A=\dfrac{V_{max}}{\omega }=10\left(cm\right) & & \\
K=m\omega ^{2}=4\left(\dfrac{N}{m}\right) & &
\end{matrix}\right.$$
Vậy khi chịu tác dụng lực kéo 0,2N vật đang ở li độ $x=\dfrac{A}{2}$.
Để thời gian ngắn nhất thì vật đi: $\dfrac{A}{2}\rightarrow A\rightarrow \dfrac{A}{2}$
$$\Rightarrow t=\dfrac{T}{6}+\dfrac{T}{6}=\dfrac{1}{3}\left(s\right)$$
Đáp án D.
 
Lời giải

Để thời gian ngắn nhất thì vật đi: $\dfrac{A}{2}\rightarrow A\rightarrow \dfrac{A}{2}$
$$\Rightarrow t=\dfrac{T}{6}+\dfrac{T}{6}=\dfrac{1}{3}\left(s\right)$$
Đáp án D.
Để thời gian ngắn nhất thì vật đi $\dfrac{A}{2}\rightarrow O\rightarrow \dfrac{A}{2}$
$$\Rightarrow t=\dfrac{T}{12}+\dfrac{T}{12}=\dfrac{1}{6}\left(s\right)$$
Bạn nhỉ ?
 
Lời giải

Chọn chiều dương hướng ra xa đầu cố định.
$$0,02=\dfrac{mV_{max}^{2}}{2}\Rightarrow V_{max}=20\pi \left( \ \left(\text{cm}/\text{s}\right)\right)$$
$$v=\dfrac{V_{max}}{2}\leftrightarrow \left|x \right|=\dfrac{A\sqrt{3}}{2}$$
Quãng đường vật đi trong 1/6(s) là:
$$\dfrac{A\sqrt{3}}{2}\rightarrow A\rightarrow A\dfrac{A\sqrt{3}}{2}$$
$$\Rightarrow \dfrac{1}{6}=\dfrac{T}{12}+\dfrac{T}{12}\Rightarrow T=1\left(s\right)$$
Ta có:
$$
\left\{\begin{matrix}
A=\dfrac{V_{max}}{\omega }=10\left(cm\right) & & \\
K=m\omega ^{2}=4\left(\dfrac{N}{m}\right) & &
\end{matrix}\right.$$
Vậy khi chịu tác dụng lực kéo 0,2N vật đang ở li độ $x=\dfrac{A}{2}$.
Để thời gian ngắn nhất thì vật đi: $\dfrac{A}{2}\rightarrow A\rightarrow \dfrac{A}{2}$
$$\Rightarrow t=\dfrac{T}{6}+\dfrac{T}{6}=\dfrac{1}{3}\left(s\right)$$
Đáp án D.
Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật chịu tác dụng của lực $0,2N$ có nghĩa là thời gian ngắn nhất đi từ $\dfrac{A}{2}$ đến $-\dfrac{A}{2}$
nghĩa là thời gian đi hết cung tròn $\dfrac{\pi }{3}$
Vậy $T=\dfrac{1}{6}\left(s\right)$
 
Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần vật chịu tác dụng của lực $0,2N$ có nghĩa là thời gian ngắn nhất đi từ $\dfrac{A}{2}$ đến $-\dfrac{A}{2}$
nghĩa là thời gian đi hết cung tròn $\dfrac{\pi }{3}$
Vậy $T=\dfrac{1}{6}\left(s\right)$
Ở đây là lực kéo, như bạn thì là lực nén rồi :)
 

Quảng cáo

Back
Top