L biến thiên Hệ số công suất của đoạn mạch lúc này có giá trị xấp xỉ bằng

TienHai

New Member
Bài toán
Đặt điện áp $u=U_{o}\cos \left(\omega t \right)$ (giá trị không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi $L=L_{1}$ và $L=L_{2}$; điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị; độ lệch pha của điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện lần lượt là 0,56 rad và 0,98 rad. Khi $L=L_{0}$; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại; hệ số công suất của đoạn mạch lúc này có giá trị xấp xỉ bằng
A. 0,58
B. 0,72
C. 0,83
D. 0,67
 
Bạn nào có công thức tính nhanh cho bài này không?
Nếu có thì chứng minh công thức giúp mình nhé
Công thức tính nhanh: $\varphi_o=\dfrac{\varphi _1 + \varphi _2}{2}$
Chứng minh:(Hình vẽ )
Áp dụng định lý hàm số sin trong tam giác ta có:
$\dfrac{U}{\sin c}=\dfrac{U_L}{\sin \left(a+b\right)}= const$
Vì có 2 giá trị của L cho cùng $U_L$ nên ta có:
$\dfrac{U_{L_1}}{\sin \left(a_1+b\right)}=\dfrac{U_{L_2}}{\sin \left(a_2+b\right)}$
mà $U_{L_1}=U_{L_2}$ , b=$\varphi _{RC}$=const.
Suy ra: $\sin \left(a_1+b\right)=\sin \left(a_1+b\right)$
$a_1+b$=$\pi $-$\left(a_1+b\right)$
suy ra: $\dfrac{a_1+a_2}{2}=\dfrac{\pi }{2}-b=a_o$ ( $a_o$ là độ lệch pha của u, i khi $U_L$ max)
 
Công thức tính nhanh: $\varphi_o=\dfrac{\varphi _1 + \varphi _2}{2}$
Chứng minh:(Hình vẽ )
Áp dụng định lý hàm số sin trong tam giác ta có:
$\dfrac{U}{\sin c}=\dfrac{U_L}{\sin \left(a+b\right)}= const$
Vì có 2 giá trị của L cho cùng $U_L$ nên ta có:
$\dfrac{U_{L_1}}{\sin \left(a_1+b\right)}=\dfrac{U_{L_2}}{\sin \left(a_2+b\right)}$
mà $U_{L_1}=U_{L_2}$ , b=$\varphi _{RC}$=const.
Suy ra: $\sin \left(a_1+b\right)=\sin \left(a_1+b\right)$
$a_1+b$=$\pi $-$\left(a_1+b\right)$
suy ra: $\dfrac{a_1+a_2}{2}=\dfrac{\pi }{2}-b=a_o$ ( $a_o$ là độ lệch pha của u, i khi $U_L$ max)
Cậu ơi cậu vẽ hình giúp với :)
 
Hình vẽ :
Untitled.png

Cậu ơi cậu vẽ hình giúp với :)
Cậu xem file đính kèm này nhé http://vatliphothong.vn/attachments/771/?temp_hash=adea5f4dc7726d680a08830bd5fe531d
 
Bài toán
Đặt điện áp $u=U_{o}\cos \left(\omega t \right)$ (giá trị không đổi) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Khi $L=L_{1}$ và $L=L_{2}$; điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm có cùng giá trị; độ lệch pha của điện áp ở hai đầu đoạn mạch so với cường độ dòng điện lần lượt là 0,56 rad và 0,98 rad. Khi $L=L_{0}$; điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm đạt cực đại; hệ số công suất của đoạn mạch lúc này có giá trị xấp xỉ bằng
A. 0,58
B. 0,72
C. 0,83
D. 0,67
Khi mới gặp bài này thì mình đã làm cách này!
$\tan \varphi _{1}=\dfrac{Z_{L_1}-Z_{C}}{R}\rightarrow Z_{L_{1}}=R\tan \varphi _{1}+Z_{C}$
Tương tự $Z_{L_{2}}=R\tan \varphi _{2}+Z_{C}$
Ta có: + $\tan \varphi _{0}=\dfrac{Z_{L_{0}}-Z_{C}}{R}=\dfrac{R}{Z_{C}}$
+ $\dfrac{1}{Z_{L_1}}+\dfrac{1}{Z_{L_2}}= \dfrac{2}{Z_{L_0}}$
$\rightarrow \dfrac{1}{R\tan \varphi _{1}+Z_{C}}+
\dfrac{1}{R\tan \varphi _{2}+Z_{C}}=\dfrac{2Z_{C}}{Z_{C}^{2}+R^{2}}$
Nhân 2 về với Zc và sau đó chia cả tử và mẫu cho Zc, $\tan \varphi _{1}=0,627$,
$\tan \varphi _{2}=1,49$, $\tan \varphi _{0}=x$
$\leftrightarrow \dfrac{1}{0,627x+1}+\dfrac{1}{1,49x+1}=\dfrac{2}{x^{2}+1}$
Dùng solve của casio tìm được x=0,969 :))
$\rightarrow \varphi _{0}\approx 0,77$
 

Quảng cáo

Back
Top