Mối liên hệ giữa T và $T_{0}$ là

Gem

Member
Bài toán
Một con lắc đơn dao động với chu kì $T_{0}$ trong chân không. Tại nơi đó, đưa con lắc ra ngoài không khí ở cùng một nhiệt độ thì chu kì con lắc là T. Biết T khác $T_{0}$ chỉ do lực đẩy Acsimet của không khí. Gọi tỉ số khối lượng riêng của không khí và khối lượng riêng của chất làm vật nặng là ε. Mối liên hệ giữa T và $T_{0}$ là
 
Bài toán
Một con lắc đơn dao động với chu kì $T_{0}$ trong chân không. Tại nơi đó, đưa con lắc ra ngoài không khí ở cùng một nhiệt độ thì chu kì con lắc là T. Biết T khác $T_{0}$ chỉ do lực đẩy Acsimet của không khí. Gọi tỉ số khối lượng riêng của không khí và khối lượng riêng của chất làm vật nặng là ε. Mối liên hệ giữa T và $T_{0}$ là
$T_{0}=T\left(1+0,5\epsilon \right)$ ạ?
 
Khi chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet thì lực đó gây gia tốc $\vec{a}$ có độ lớn $a=\dfrac{d.g}{D} $ và ngược hướng của $\vec{g}$.
Do đó, gia tốc sau là: $g'=g-a=g-\dfrac{dg}{D}$

$\dfrac{T'}{T}=\sqrt{\dfrac{g}{g'}}=\left(1-\dfrac{d}{D}\right)^{-0,5}\approx 1+0,5\epsilon $
 
Khi chịu tác dụng của lực đẩy Acsimet thì lực đó gây gia tốc $\vec{a}$ có độ lớn $a=\dfrac{d.g}{D} $ và ngược hướng của $\vec{g}$.
Do đó, gia tốc sau là: $g'=g-a=g-\dfrac{dg}{D}$

$\dfrac{T'}{T}=\sqrt{\dfrac{g}{g'}}=\left(1-\dfrac{d}{D}\right)^{-0,5}\approx 1+0,5\epsilon $
Cái này goi là becnuli giờ mới nhớ
 

Quảng cáo

Back
Top