Đáp án Thi thử Đại học lần I 2013 của diễn đàn Vật lí phổ thông

037vnn đã viết:
Mấy câu chương 1 toàn gặp lần đầu không à... sao câu 9 mình làm ra 20\cos( - 2pi/3 ) nhỉ... mà sao không làm hết các chương luôn làm có chương 1,2 thôi vậy ??

Câu 9 thì anh Lil đã giải đáp rồi, thành thật xin lỗi mọi người, đề lần 2 sẽ phải cẩn thận hơn!
Còn về việc ra đề chỉ chương 1 và 2 là do tại thời điểm ra đề, đa phần các mem 95 đều mới học hết 2 chương này thôi, đề lần 2 sẽ có thêm chương điện xoay chiều.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 37: Trong dđđh của CLLX, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc theo li độ có dạng là:
A. đường thẳng
B. đường elip
C. đường hình sin
D. đoạn thẳng


Em nghĩ như sau mong mọi người xem hộ:
Ta có
$A^2=\dfrac{v^2}{\omega^2}+\dfrac{a^2}{\omega^4}$
Khi đó chia cả 2 vế cho $A^2$ ta được
$\dfrac{v^2}{\omega^2A^2}+\dfrac{a^2}{\omega^4A^2}=1$
Có dạng $\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1$ là 1 pt chính tắc của $Elip$, vậy đáp án phải là câu $B$ nhưng trong đáp án lại là đoạn thẳng (đáp án $D$). Mong ban ra đề giải thích!
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
longqnh đã viết:
Câu 37: Trong dđđh của CLLX, đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của gia tốc theo li độ có dạng là:
A. đường thẳng
B. đường elip
C. đường hình sin
D. đoạn thẳng

Em nghĩ như sau mong mọi người xem hộ:
Ta có
$A^2=\dfrac{v^2}{\omega^2}+\dfrac{a^2}{\omega^4}$
Khi đó chia cả 2 vế cho $A^2$ ta được
$\dfrac{v^2}{\omega^2A^2}+\dfrac{a^2}{\omega^4A^2}=1$
Có dạng $\dfrac{x^2}{a^2}+\dfrac{y^2}{b^2}=1$ là 1 pt chính tắc của $Elip$, vậy đáp án phải là câu $B$ nhưng trong đáp án lại là đoạn thẳng (đáp án $D$). Mong ban ra đề giải thích!
Em chú ý đề bài hỏi là sự phụ thuộc của gia tốc theo li độ nhé :).
Phương trình của em đưa ra là sự phụ thuộc của vận tốc theo gia tốc.
Còn về câu hỏi này: vì $a=-\omega ^2 x$ và $-\omega ^2 A \le a \le \omega ^2 A$ nên sự phụ thuộc của gia tốc theo li độ có dạng đoạn thẳng.
 
Last edited:
Câu 15. Một lò xo có khối lượng ....
Khi đó khoảng cách giữa hai vật là $$l=\dfrac{A}{2}+t.v=7,486cm.$$

em thấy a Lil.Tee ghi công thức đúng. mà sao em bấm máy không ra anh?
có phải $$ A= 3 cm; v=15\sqrt{10} cm/s; t=0,1893 s $$
nếu như các số liệu ấy thì công thức phải là $$l=t.v-\dfrac{A}{2}=7,479cm.$$
ai đó giúp em?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Cậu bấm máy tính lại xem, một cái âm 1 cái dương mà. Vì li độ trái dấu nên mình để trị tuyệt đối. CÒn không bạn lấy $|x_1|+|x_2|$ cũng ổn.
Ở giây thứ 2012 $x_1=4\cos(2012.\dfrac{2\pi}{3}-\dfrac{2\pi}{3})=-2cm$
Ở giây thứ 2013 $x_1=4\cos(2013.\dfrac{2\pi}{3}-\dfrac{2\pi}{3})=-2cm$
Vậy $\[ S=|x_1-x_2|=0cm\]$ cái này thấy kì kì.
các bác ơi,chỉ e vs tại sao e vẽ vòng tròn lượng giác không đc,tại sao mình phải tính thời điểm 2012,vậy ạ
 
Câu 15. Một lò xo có khối lượng không đáng kể, hệ số đàn hồi $k=100N/m$ đặt nằm ngang, một đầu được giữ cố định, đầu còn lại được gắn với vật nặng ${{m}_{1}}=100g$. Vật nặng ${{m}_{1}}$ được gắn với vật nặng thứ hai ${{m}_{2}}=200g$. Tại thời điểm ban đầu giữ hai vật ở vị trí lò xo nén $3cm$ rồi buông nhẹ. Chọn gốc tọa độ tại vị trí cân bằng, chiều dương hướng về phía hai vật, gốc thời gian là khi buông vật. Bỏ qua sức cản của môi trường, hệ dao động điều hòa. Chỗ gắn hai chất điểm bị bong ra nếu lực kéo tại đó đạt đến $1N$ sau đó vật ${{m}_{1}}$ tiếp tục dao động điều hòa. Tính khoảng cách giữa hai vật khi vật ${{m}_{1}}$ đổi chiều gia tốc lần thứ hai ?
A. $5,986cm$
B. $6,622cm$
C. $7,486cm$
D. $8,123cm$
Lời giải của nhóm ra đề Diễn đàn Vật lí phổ thông
Ta có $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{{{m}_{1}}+{{m}_{2}}}}=10\sqrt{\dfrac{10}{3}}rad/s$, biên độ ban đầu $A=3cm$.
Giả sử ${{m}_{2}}$ rời ${{m}_{1}}$ khi vật có li độ $x$, gọi $\vec{{F}'}$ là lực xung đối với lực kéo $\vec{F}$ của ${{m}_{2}}$ tác dụng lên ${{m}_{1}}$.
Theo định luật II Newton ta có $$F'-{{F}_{dh}}={{m}_{1}}{{a}_{1}}\Leftrightarrow F'=kx-{{m}_{1}}{{\omega }^{2}}x\Rightarrow x=\dfrac{F'}{k-{{m}_{1}}{{\omega }^{2}}}=0,015m=\dfrac{A}{2}.$$
Tại thời điểm bong, hai vật có vận tốc $v=\dfrac{\sqrt{3}}{2}{{v}_{\max }}=15\sqrt{10} \ cm/s$, vật ${{m}_{2}}$ sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc $v$ còn ${{m}_{1}}$ sẽ dao động với $\omega '=\sqrt{\dfrac{k}{{{m}_{1}}}}=10\sqrt{10} \ rad/s$, chu kì mới $T'$ và biên độ mới là $$A'=\sqrt{{{x}^{2}}+\dfrac{{{v}^{2}}}{\omega {{'}^{2}}}}=\dfrac{3}{\sqrt{2}}cm.$$
Khi vật ${{m}_{1}}$ đổi chiều gia tốc lần thứ hai thì ${{m}_{1}}$ qua vị trí cân bằng lần thứ hai. Tính từ thời điểm hai vật tách nhau thì ${{m}_{1}}$ chuyển động trong thời gian $$t={{t}_{x\to A'}}+{{t}_{A'O}}+{{t}_{-A'O}}=\dfrac{3T'}{4}+\dfrac{\arc\cos \left( \dfrac{A'-x}{A'} \right)}{\omega '}=\dfrac{3\pi +2\arc\cos \left( \dfrac{A'-x}{A'} \right)}{2\omega '}=0,1893s.$$
Khi đó khoảng cách giữa hai vật là $$l=\dfrac{A}{2}+t.v=7,486cm.$$
Đại ca xem lại chỗ tính thời gian m1 đi tới A' được không?
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 7. Một con lắc đơn gồm dây treo có chiều dài $l=1m$ và vật nhỏ có khối lượng $m=100g$, điểm treo sợi dây cách mặt đất $2,5m$đang dao động điều hòa. Tại thời điểm $t(s)$ thì vật có li độ dài là $2cm$và có vận tốc là $4\pi \sqrt{3}(cm/s)$. Vào thời điểm ${{t}_{1}}=t+\dfrac{1}{3}s$ thì con lắc bị đứt dây, tốc độ của vật nặng ở thời điểm ${{t}_{2}}=t+\dfrac{3}{5}s$ có giá trị
A. $8,02 cm/s$
B. $6,01 cm/s$
C. $0 cm/s$
D. $5,09 cm/s$
Lời giải của nhóm ra đề Diễn đàn Vật lí phổ thông
Ta có
\[\begin{aligned}
& \omega =\sqrt{\dfrac{g}{l}}=\pi (rad/s)\Rightarrow \left\{ \begin{aligned}
& s=A\cos \pi t=2 \\
& v=-\pi A\sin \pi t=4\pi \sqrt{3} \\
& T=2s \\
\end{aligned} \right. \\
& {{v}_{0}}={{v}_{\left( t+\dfrac{1}{3} \right)}}=-\pi \sin \left( \pi t+\dfrac{\pi }{3} \right)=-\pi A\sin \pi t.\cos \dfrac{\pi }{3}-\pi A\cos \pi t.\sin \dfrac{\pi }{3}=\pi \sqrt{3}cm/s \\
\end{aligned}\]
Khi $s=2cm$thì $\alpha =\dfrac{s}{l}=0,02rad$, chuyển động của vật là chuyển động ném xiên với góc lệch $\alpha =0,02rad$, vận tốc gồm 2 thành phần\[\left\{ \begin{align}
& {{v}_{x}}={{v}_{0}}\cos \alpha \\
& {{v}_{y}}={{v}_{0}}\sin \alpha -gt \\
\end{align} \right.\]
Tại thời điểm ${{t}_{2}}$ vật đã bị đứt dây được $\dfrac{4}{15}s$ nên \[\left\{ \begin{align}
& {{v}_{x}}=5,44cm/s \\
& {{v}_{y}}=-2,56m/s \\
\end{align} \right.\Rightarrow v=\sqrt{v_{x}^{2}+v_{y}^{2}}=6,01cm/s\]

Khi $s=2cm$thì $\alpha =\dfrac{s}{l}=0,02rad$

0,07 rad chứ anh
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu 39 sao bấm các công thức bằng máy tính thì không đúng kết quả như các a tính ạ
 

Quảng cáo

Back
Top