Biểu thức mô tả chuyển động của vật dao động điều hòa

tiepkent

Member
Câu hỏi
Biểu thức nào sau đây mô tả chuyển động của vật dao động điều hoà?
A. x=sinωt +\cos2ωt.
B. x=sinωt- sin2ωt.
C. x=3sinωt + 2\cosωt +5 .
D. x=3tsin2ωt.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Chuyên mục

Câu hỏi
Biểu thức nào sau đây mô tả chuyển động của vật dao động điều hoà?
A. x=sinωt +\cos2ωt.
B. x=sinωt- sin2ωt.
D. x=3tsin2ωt.
C. x=3sinωt + 2\cosωt +5 .

C. là đáp án cuối cùng của em ...
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
Biểu thức nào sau đây mô tả chuyển động của vật dao động điều hoà?
A. x=sinωt +\cos2ωt.
B. x=sinωt- sin2ωt.
C. x=3sinωt + 2\cosωt +5 .
D. x=3tsin2ωt.
Mình cũng nghĩ là C
Theo mình thì phải cùng tốc độ góc $\omega $ nên A,B loại còn D thì thời gian t không ở bên ngoài được
C có khả năng cao nhất vì đây gần giống như tổng hợp dao động vậy
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Mình cũng nghĩ là C
Theo mình thì phải cùng tốc độ góc $\omega $ nên A,B loại còn D thì thời gian t không ở bên ngoài được
C có khả năng cao nhất vì đây gần giống như tổng hợp dao động vậy

Bài này là ở trong đề thi thử của Trường Chuyên Nguyễn Huệ lần 3 năm 2012.
Đáp án là: B. Đề Trường Chuyên Nguyễn Huệ có lẽ là chuẩn đấy.
Vậy thì giải thích thế nào nhỉ?
 
Bài này là ở trong đề thi thử của Trường Chuyên Nguyễn Huệ lần 3 năm 2012.
Đáp án là: B. Đề Trường Chuyên Nguyễn Huệ có lẽ là chuẩn đấy.
Vậy thì giải thích thế nào nhỉ?
Có thể đề chuần nhưng chưa chắc đáp án công bố ấy là chuần :D
Mình nghĩ C chứ. Không thể nào là B được! :angry: Bạn đã kiểm tra kĩ mã đề chưa hay đây vẫn là câu hỏi trong bộ những câu hỏi lý thuyết vậy?:-/
 
Đáp án C. Bạn sẽ viết được dưới dạng x=A\coswt + x'. Chắc chắn luôn.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
Biểu thức nào sau đây mô tả chuyển động của vật dao động điều hoà?
A. x=sinωt +\cos2ωt.
B. x=sinωt- sin2ωt.
C. x=3sinωt + 2\cosωt +5 .
D. x=3tsin2ωt.

C. là đáp án cuối cùng của em ...

Mình cũng nghĩ là C
Theo mình thì phải cùng tốc độ góc $\omega $ nên A,B loại còn D thì thời gian t không ở bên ngoài được
C có khả năng cao nhất vì đây gần giống như tổng hợp dao động vậy

Bài này là ở trong đề thi thử của Trường Chuyên Nguyễn Huệ lần 3 năm 2012.
Đáp án là: B. Đề Trường Chuyên Nguyễn Huệ có lẽ là chuẩn đấy.
Vậy thì giải thích thế nào nhỉ?

Có thể đề chuần nhưng chưa chắc đáp án công bố ấy là chuần :D
Mình nghĩ C chứ. Không thể nào là B được! :angry: Bạn đã kiểm tra kĩ mã đề chưa hay đây vẫn là câu hỏi trong bộ những câu hỏi lý thuyết vậy?:-/

Đáp án C. Bạn sẽ viết được dưới dạng x=A\coswt + x'. Chắc chắn luôn.
$$x=\sinωt- \sin2ωt = 2 \cos \left(\dfrac{3\omega t}{2}\right)\cos \left(\dfrac{\omega t}{2}+\dfrac{3\pi}{2}\right)$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Có thể đề chuần nhưng chưa chắc đáp án công bố ấy là chuần :D
Mình nghĩ C chứ. Không thể nào là B được! :angry: Bạn đã kiểm tra kĩ mã đề chưa hay đây vẫn là câu hỏi trong bộ những câu hỏi lý thuyết vậy?:-/

Uhm, mình biết, những câu hỏi mình gửi lên đây là những thắc mắc cần giải đáp trong tài liệu ấy mà. Mình thấy TL này cũng có đôi chỗ sai ấy chứ. VD: Câu 5-D
Câu 11-D, Câu 21-B vv..........
 
Uhm, mình biết, những câu hỏi mình gửi lên đây là những thắc mắc cần giải đáp trong tài liệu ấy mà. Mình thấy TL này cũng có đôi chỗ sai ấy chứ. VD: Câu 5-D
Câu 11-D, Câu 21-B vv..........
Hjhj cậu đăng những câu đấy cho mọi ngưòi cùng tranh luận đi :burn_joss_stick:
 
Thực chất bài này nhiều bạn quên một phương trình quan trọng mà SGK đề cập đến, pt động lực học của vật dao động điều hòa: $x'' + \omega ^{2}x = 0$
Những phương trình nào thỏa phương trình này đều dao động điều hòa. Vì vậy phương trình C, D loại đầu tiên. Ở phương trình C ta thấy có cộng thêm 5 như vậy với $x''$, đạo hàm 2 lần là mất 5 nhưng trong $\omega ^{2}x$ lại có $5\omega ^{2}$ như vậy trừ nhau không thể bằng 0 được. Đáp án A loại vì hàm\cos đạo hàm cấp 2 sẽ ra hàm -\cos, thêm -\cos ở biểu thức sau nữa thì không thể nào triệt tiêu được. Bài này không có phương trình nào thể hiện vật dao động điều hòa cả.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Câu hỏi
Biểu thức nào sau đây mô tả chuyển động của vật dao động điều hoà?
A. x=sinωt +\cos2ωt.
B. x=sinωt- sin2ωt.
C. x=3sinωt + 2\cosωt +5 .
D. x=3tsin2ωt.

Để em thử:
A. $\omega^2x+x''+3\omega^2 \cos(2 \omega t)=0$
B. $\omega^2x+x''+3\omega^2 \sin(2 \omega t)=0$
C. $\omega^2x+x''-5\omega^2=0$
D. $4\omega^2x+x''-12\omega \cos(2 \omega t)=0$
_____________
Suy ra C.
Anh Babykiller12 tính sao đây ???
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Để em thử:
A. $\omega^2x+x''+3\omega^2 \cos(2 \omega t)=0$
B. $\omega^2x+x''+3\omega^2 \sin(2 \omega t)=0$
C. $\omega^2x+x''-5\omega^2=0$
D. $4\omega^2x+x''-12\omega \cos(2 \omega t)=0$
_____________
Suy ra C.
Anh Babykiller12 tính sao đây ???
Không thể C đâu em, em tính lại đi x'' là mất số 5 rồi đấy, chưa tới đâu, đó là phương trình dao động tuần hoàn nhưng không dao động điều hòa .
 
Nhưng như vậy ta phải lập luận, đặt X = x - 5 đúng không ta, lúc đó X = 3sinωt + 2\cosωt thì lại là dao động điều hòa. Vậy có đúng không?
@vietpro: đúng rồi đó em.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Thực chất bài này nhiều bạn quên một phương trình quan trọng mà SGK đề cập đến, pt động lực học của vật dao động điều hòa: $x'' + \omega ^{2}x = 0$

Đây chỉ là điều kiện cần, chứ chưa phải là điều kiện đủ ...
VD: $x=2+\cos(2 \pi t)$
Rõ ràng đây là một dao động điều hòa. Nhưng:
$$4\pi^2 x+x''=8 \pi^2$$
_______________________
Tóm lại, bằng Geogebra, em thấy rằng:
$$x=\sum_{i=1}^n \left(A_{a_i} \cos(\omega t+ \varphi_{a_i})+A_{b_i} \sin(\omega t+ \varphi_{b_i}) \right)+C$$ luôn là dao động điều hòa
Chỉ cần nó có cùng $\omega$ là xong hết !!!
 
Ừ, đúng rồi đó, bài này hồi trước giải cho thằng em rồi, hồi trước anh cũng theo đáp án C, mà giờ khi giải theo cái phương trình động lực học, thấy nó sai nên anh nghĩ như vậy. Bây giờ, rút ra được kinh nghiệm rồi, SGK không phải lúc nào cũng tổng quát nhất là SGK phổ thông. :cry:
 
Thực chất bài này nhiều bạn quên một phương trình quan trọng mà SGK đề cập đến, pt động lực học của vật dao động điều hòa: $x'' + \omega ^{2}x = 0$
Những phương trình nào thỏa phương trình này đều dao động điều hòa. Vì vậy phương trình C,D loại đầu tiên. Ở phương trình C ta thấy có cộng thêm 5 như vậy với $x''$, đạo hàm 2 lần là mất 5 nhưng trong $\omega ^{2}x$ lại có $5\omega ^{2}$ như vậy trừ nhau không thể bằng 0 được. Đáp án A loại vì hàm\cos đạo hàm cấp 2 sẽ ra hàm -\cos, thêm -\cos ở biểu thức sau nữa thì không thể nào triệt tiêu được. Bài này không có phương trình nào thể hiện vật dao động điều hòa cả.
Ủa cũng có công thức đấy nữa hả, sao mình học ở chương trình phổ thông mà không thấy nhỉ .
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top