Động năng tối thiểu của hạt $\alpha $ để phản ứng xảy ra ?

Heavenpostman

Active Member
Bài toán
Cho hạt $\alpha $ bắn phá hạt $Al$ đứng yên theo phản ứng
$$_{2}^{4}\textrm{He} + _{13}^{27}\textrm{Al} \rightarrow _{0}^{1}\textrm{n} + _{15}^{30}\textrm{P}$$
Phản ứng xả ra thu năng lượng $\Delta E$ = $2,4 MeV$. Giả sử các hạt sinh ra cùng vận tốc. Tìm động năng tối thiểu của hạt $\alpha $ để phản ứng xảy ra.

A. 2,7 MeV
B. 3,1 MeV
C. 3,8 MeV
D. 4,2 MeV
 
Bài toán
Cho hạt $\alpha $ bắn phá hạt $Al$ đứng yên theo phản ứng
$$_{2}^{4}\textrm{He} + _{13}^{27}\textrm{Al} \rightarrow _{0}^{1}\textrm{n} + _{15}^{30}\textrm{P}$$
Phản ứng xả ra thu năng lượng $\Delta E$ = $2,4 MeV$. Giả sử các hạt sinh ra cùng vận tốc. Tìm động năng tối thiểu của hạt $\alpha $ để phản ứng xảy ra.

A. 2,7 MeV
B. 3,1 MeV
C. 3,8 MeV
D. 4,2 MeV
Cùng vận tốc tức là cùng cả về phương, chiều và độ lớn đó bạn
 
Bài toán
Cho hạt $\alpha $ bắn phá hạt $Al$ đứng yên theo phản ứng
$$_{2}^{4}\textrm{He} + _{13}^{27}\textrm{Al} \rightarrow _{0}^{1}\textrm{n} + _{15}^{30}\textrm{P}$$
Phản ứng xả ra thu năng lượng $\Delta E$ = $2,4 MeV$. Giả sử các hạt sinh ra cùng vận tốc. Tìm động năng tối thiểu của hạt $\alpha $ để phản ứng xảy ra.

A. 2,7 MeV
B. 3,1 MeV
C. 3,8 MeV
D. 4,2 MeV

$\Delta E = 2,4 MeV$ đúng không??? Đáp án A ak
 
Bài toán
Cho hạt $\alpha $ bắn phá hạt $Al$ đứng yên theo phản ứng
$$_{2}^{4}\textrm{He} + _{13}^{27}\textrm{Al} \rightarrow _{0}^{1}\textrm{n} + _{15}^{30}\textrm{P}$$
Phản ứng xả ra thu năng lượng $\Delta E$ = $2,4 MeV$. Giả sử các hạt sinh ra cùng vận tốc. Tìm động năng tối thiểu của hạt $\alpha $ để phản ứng xảy ra.

A. 2,7 MeV
B. 3,1 MeV
C. 3,8 MeV
D. 4,2 MeV
Có hệ 3 phương trình 3 ẩn
1. $K_{\alpha }$ +$\Delta E$=$K_{n }$+$K_{P }$
2. $\dfrac{K_{P}}{K_{n}}$=$\dfrac{m_{n}}{m_{P}}$
3. $\sqrt{m_{\alpha}.K_{\alpha}}$ = $\sqrt{m_{P}.K_{P}}$ .+ $\sqrt{m_{n}.K_{n}}$
Chịu khó rút thế sẽ ra được biểu thức theo $K_{\alpha}$
Mình ra đáp án A
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Có hệ 3 phương trình 3 ẩn
1. $K_{\alpha }$ +$\Delta E$=$K_{n }$+$K_{P }$
2.$\dfrac{K_{P}}{K_{n}}$=$\dfrac{m_{n}}{m_{P}}$
3. $\sqrt{m_{\alpha}.K_{\alpha}}$ = $\sqrt{m_{P}.K_{P}}$ . $\sqrt{m_{n}.K_{n}}$
Chịu khó rút thế sẽ ra được biểu thức theo $K_{\alpha}$
Mình ra đáp án A
Ơ sao lại $\sqrt{m_{\alpha}.K_{\alpha}}$ = $\sqrt{m_{P}.K_{P}}$ . $\sqrt{m_{n}.K_{n}}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Ơ sao lại $\sqrt{m_{\alpha}.K_{\alpha}}$ = $\sqrt{m_{P}.K_{P}}$ . $\sqrt{m_{n} + K_{n}}$
Vì 2 hạt bay ra cùng vận tốc tức là 2 hạt n và P có vận tốc cùng phương, chiều, và độ lớn nên có $P_{n}$ + $P_{P}$ = $P_{\alpha}$ (nên bỏ hết vectơ đi)
Lưu ý : vận tốc khác tốc độ. Vận tốc có chiều còn tốc độ thì không
 
Có hệ 3 phương trình 3 ẩn
1. $K_{\alpha }$ +$\Delta E$=$K_{n }$+$K_{P }$
2.$\dfrac{K_{P}}{K_{n}}$=$\dfrac{m_{n}}{m_{P}}$
3. $\sqrt{m_{\alpha}.K_{\alpha}}$ = $\sqrt{m_{P}.K_{P}}$ .+ $\sqrt{m_{n}.K_{n}}$
Chịu khó rút thế sẽ ra được biểu thức theo $K_{\alpha}$
Mình ra đáp án A
Ai giải thích hộ mình cái vế thứ 2 và 3 với vì ta có$ \vec{p_\alpha } = \vec{p_n } + \vec{p_P }$, theo như mình được biết thì cái biểu thức 2 suy ra được khi động lượng hạt \alpha bằng 0 nên khi đó$ \vec{p_n } = \vec{p_P }$ rồi mới suy ra được cái ý 2 chứ nhỉ. Còn cái ý 3 nữa mình không hiểu
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Còn đây là cách làm của mình. Ta có :
$\vec{p_ \alpha } = \vec{p_n } + \vec{p_P } \rightarrow v_n = v_P = \dfrac{m_\alpha .v_\alpha }{m_n + m_p}$ có dấu véctơ nhé

$$\rightarrow K_n = \dfrac{4}{916}K_\alpha$$

$$K_P = \dfrac{120}{916}K_\alpha$$
từ đó suy ra $K_\alpha = 2,7 Mev$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top