Khi gặp nhau, tỉ số động năng của con lắc thứ hai và của con lắc thứ nhất là

cựL nễyugN

New Member
Bài toán
Hai con lắc lò xo giống nhau dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau. Biên độ con lắc thứ hai gấp hai lần biên độ con lắc thứ nhất. Biết rằng lúc vật ở cách xa nhau nhất thì con lắc thứ nhất có thế năng bằng ba lần động năng. Khi hai vât gặp nhau, tỉ số động năng hai và động năng một là:
A. 3
B. 13
C. 1/3
D. 5
Giải chi tiết giùm mình nhen mình đã đọc bài giải nhiều trang rồi nhưng ko hiểu trang này thì hay nên mình tin là mình hiểu. Bài này trích trường chuyên lê quý đôn bình định đó! ĐA D
 
Biết rằng lúc vật ở cách xa nhau nhất có thế năng bằng ba lần động năng.
Cả 2 vật đều ở vị trí thế năng bằng 3 lần động năng à?
2 vật này có cùng tốc độ góc không?
 
um thế còn vị trí thế năng bằng 3 đồng năng là của cả 2 à?
vậy mình tính ra 4 :cry:
mình tính không ra

Ừ không nên lao vào những câu mà đề bài nó còn chả rõ ràng "lúc vật ở cách xa nhau nhất có thế năng bằng ba lần động năng" ý gì ở đây. phải chăng mình dốt tiếng Việt
 
Ừ không nên lao vào những câu mà đề bài nó còn chả rõ ràng "lúc vật ở cách xa nhau nhất có thế năng bằng ba lần động năng" ý gì ở đây. phải chăng mình dốt tiếng Việt

Sorry bạn mình đã sửa lại chính xác luôn rồi ko sai nữa đâu. Bạn ko dốt tiếng việt mà chỉ do mình viết thiếu thôi! thông cảm nhé bạn
 
Bài toán
Hai con lắc lò xo giống nhau dao động điều hòa dọc theo hai đường thẳng song song kề nhau. Biên độ con lắc thứ hai gấp hai lần biên độ con lắc thứ nhất. Biết rằng lúc vật ở cách xa nhau nhất thì con lắc thứ nhất có thế năng bằng ba lần động năng. Khi hai vât gặp nhau, tỉ số động năng hai và động năng một là:
A. 3
B. 13
C. 1/3
D. 5
Giải chi tiết giùm mình nhen mình đã đọc bài giải nhiều trang rồi nhưng ko hiểu trang này thì hay nên mình tin là mình hiểu. Bài này trích trường chuyên lê quý đôn bình định đó! ĐA D
Bài này mình sử dụng hình vẽ là chính

Bạn thử vẽ hình theo ý của mình xem có thấy dễ hiểu không nhé (khả năng diễn đạt hơi kém mong bạn thông cảm) Mình sẽ gọi điểm cho bạn dễ tưỏng tượng :beauty:
Gọi OM là vecto quay biểu diễn dd vật 1
ON là vecto biểu diễn dd vật 2
$A_{2}$=ON=2.OM=2.$A_{1}$
Do 2 vật này có cùng tốc độ góc nên MN là đoạn có độ dài không đổi nhưng hình chiếu của nó trên trục Ox liên tục thay đổi (Bạn tưởng tượng cầm cái tam giác ONM quay quanh O thì hình chiếu của nó lên Ox liên tục thay đổi nhưng độ dài nó không đổi :haha: )
Khoảng cách giữa 2 vật chính là hình chiếu của MN trên Ox
Khoảng cách này xa nhất khi MN // Ox và gần nhất khi MN vuông góc với Ox
Nếu hiểu những gì mình đang nói thì bạn đã xong 90% bài rùi đấy :big_smile:
10% còn lại là tính toán, chắc bạn cũng dễ dàng tính đựoc thôi
Bạn thử vẽ nháp vị trí MN // Ox đi
Vị trí vật 1 thế năng bằng ba lần động năng là $x_{1}=\dfrac{A_{1}\sqrt{3}}{2}$
Bạn nhìn vào trục tung đi MN cắt Oy tại vị trí nó gặp nhau đấy
Tại đấy $x_{1}= x_{2}=\dfrac{A_{1}}{2}$
Đến đầy thi động năng bằng thế năng cực đại trừ đi thế năng tại vị trí $x_{1}$
$x_{2}$
Tỉ số động năng hai và động năng một $\dfrac{4-\dfrac{1}{4}}{1-\dfrac{1}{4}}$ =5
Mong là bạn hiểu ^^
 
mong là mình hiểu nhỉ!!! để xem coi nó hơi khó hiểu đó.mà giải ra thì bạn siêu rầu!!!
Mình hoàn toàn sử dụng hình vẽ. Không tính toán gì phức tạp đâu
Nhìn hình thì bạn chỉ cần 1 phép tính là được ^^
Tại mình giải thích cái hình vẽ nên mới dài dòng như vậy:big_smile:
 
Mình hoàn toàn sử dụng hình vẽ. Không tính toán gì phức tạp đâu
Nhìn hình thì bạn chỉ cần 1 phép tính là được ^^
Tại mình giải thích cái hình vẽ nên mới dài dòng như vậy:big_smile:

Không dùng icon và sử dụng latex cho đẹp chút thì bài viết của bạn chuẩn hơn đấy! Nhớ thêm chữ "d" trong chữ \dfrac{}{} thành \dfrac{}{} nhé.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Không dùng icon và sử dụng latex cho đẹp chút thì bài viết của bạn chuẩn hơn đấy! Nhớ thêm chữ "d" trong chữ \dfrac{}{} thành \dfrac{}{} nhé.
Mình sẽ rút kinh nghiệm
Tại mình thích sử dụng icon hjhj
Thêm d vào thì khác gì hả bạn
Tại mình mới tham gia diễn đàn không lâu nên cũng chưa rõ lắm
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài này mình sử dụng hình vẽ là chính

Bạn thử vẽ hình theo ý của mình xem có thấy dễ hiểu không nhé (khả năng diễn đạt hơi kém mong bạn thông cảm) Mình sẽ gọi điểm cho bạn dễ tưỏng tượng :beauty:
Gọi OM là vecto quay biểu diễn dd vật 1
ON là vecto biểu diễn dd vật 2
$A_{2}$=ON=2.OM=2.$A_{1}$
Do 2 vật này có cùng tốc độ góc nên MN là đoạn có độ dài không đổi nhưng hình chiếu của nó trên trục Ox liên tục thay đổi (Bạn tưởng tượng cầm cái tam giác ONM quay quanh O thì hình chiếu của nó lên Ox liên tục thay đổi nhưng độ dài nó không đổi :haha: )
Khoảng cách giữa 2 vật chính là hình chiếu của MN trên Ox
Khoảng cách này xa nhất khi MN // Ox và gần nhất khi MN vuông góc với Ox
Nếu hiểu những gì mình đang nói thì bạn đã xong 90% bài rùi đấy :big_smile:
10% còn lại là tính toán, chắc bạn cũng dễ dàng tính đựoc thôi
Bạn thử vẽ nháp vị trí MN // Ox đi
Vị trí vật 1 thế năng bằng ba lần động năng là $x_{1}=\dfrac{A_{1}\sqrt{3}}{2}$
Bạn nhìn vào trục tung đi MN cắt Oy tại vị trí nó gặp nhau đấy
Tại đấy $x_{1}= x_{2}=\dfrac{A_{1}}{2}$
Đến đầy thi động năng bằng thế năng cực đại trừ đi thế năng tại vị trí $x_{1}$
$x_{2}$
Tỉ số động năng hai và động năng một $\dfrac{4-\dfrac{1}{4}}{1-\dfrac{1}{4}}$ =5
Mong là bạn hiểu ^^

Bạn gì nó ơi bạn có thể vẽ cái hình rồi post lên đc hông thật sự mình chả hiểu tại sao MN cắt trục Oy mà lại gặp nhau ở chỗ A1/2 mong bạn giải thích sớm nhất!! 2 ngày nữa mình đi thi rồi!!! tks vm
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bạn gì nó ơi bạn có thể vẽ cái hình rồi post lên đc hông thật sự mình chả hiểu tại sao MN cắt trục Oy mà lại gặp nhau ở chỗ A1/2 mong bạn giải thích sớm nhất!! 2 ngày nữa mình đi thi rồi!!! tks vm
Bạn tưởng tượng cho cạnh MN quay quanh 0
Hình chiếu của MN trên Ox là khoảng cách giữa 2 vật
Khoảng cách này lớn nhất khi MN // Ox
Tại đấy theo đề bài chính là vị trí động năng bằng 3 thế năng
Đến khi nó gặp nhau thì hình chiếu của chúng lên trục Ox trùng nhau
 

Attachments

  • Photo0077.jpg
    Photo0077.jpg
    659.4 KB · Đọc: 181
  • Photo0078.jpg
    Photo0078.jpg
    723.4 KB · Đọc: 145
Bạn tưởng tượng cho cạnh MN quay quanh 0
Hình chiếu của MN trên Ox là khoảng cách giữa 2 vật
Khoảng cách này lớn nhất khi MN // Ox
Tại đấy theo đề bài chính là vị trí động năng bằng 3 thế năng
Đến khi nó gặp nhau thì hình chiếu của chúng lên trục Ox trùng nhau

Cảm ơn bạn gì nó lia lịa nhen!!!
 

Quảng cáo

Back
Top