Các câu sóng ánh sáng trong đề thi thử lần 4/2013

NTH 52

Bùi Đình Hiếu
Super Moderator
Câu 13. Trong chương trình Vật lí 12 hiện hành, số tia có khả năng làm ion hóa không khí, số tia có khả năng xuyên thấu là?
A. 5 và 4.
B. 2 và 1.
C. 4 và 3.
D. 3 và 2.
Câu 15. Trong thí nghiệm với ống Culit-giơ, nếu ta tăng hiệu điện thế giữa 2 cực của ống thêm một lượng $\Delta U$ thì tốc độ của các electron tới anot tăng thêm $\Delta v$. Biết tốc độ ban đầu của electron là v, m là khối lượng, p là độ lớn điện tích của electron, biểu thức liên hệ đúng là?
A. $\Delta U=\dfrac{m v \Delta v }{p}$
B. $\Delta U=\dfrac{m v \Delta v }{2p}$
C. $\Delta U=\dfrac{m \Delta v}{p} \left(v-\dfrac{\Delta v}{2} \right)$
D. $\Delta U=\dfrac{m \Delta v}{p} \left(\Delta v-\dfrac{v}{2} \right)$
Câu 27. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, nguồn S phát ra bức xạ có bước sóng $600$ nm, khoảng cách giữa hai khe là $1,5$ mm, mà quan sát E cách mặt phẳng hai khe 2,4 m. Dịch chuyển mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo đường song song với mặt phẳng chứa hai khe thì cứ sau một khoảng bằng bao nhiêu thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất?
A. $0,96$ mm
B. $0,48$ mm
C. $1,44$ mm
D. $0,72$ mm
Câu 38. Chiếu một chùm tia sáng hẹp song song vào đỉnh một lăng kính có góc chiết quang $A=8^o$ theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc A. Chiết suất của lăng kính đổi với ánh sáng màu đỏ là 1,61 và đối với ánh sáng tím là 1,68. Màn cách mặt phẳng phân giác của lăng kính 2m. Chiều rộng của quang phổ liên tục thu được trên màn?
A.$1,96$ cm
B.$1,96$ mm
C.$0,98$ cm

D.$0,98$ mm
Câu 47.Một người dùng thí nghiệm Young để đo bước sóng của một chùm sáng đơn sắc thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. Ban đầu, người đó chiếu sáng khe nguồn bằng một đèn Na, thì quan sát được 8 vân sáng. Đo khoảng cách giữa tâm hai vân ngoài cùng, kết quả là 3,3 mm. Sau đó, thay đèn Na bằng nguồn phát bức xạ $\lambda$ thì quan sát được 9 vân, mà khoảng cách giữa hai vân ngoài cùng là 3,37 mm. Biết bước sóng của Na là $\lambda_o$(nm) thoản mãn $550 \leq \lambda_o \leq 600$, hỏi bước sóng của chùm sáng cần tìm là?
A.$526,3$ nm
B.$534,7$ nm
C.$631,7$ nm

D.$578,9$ nm
Câu 50. Cho các tính chất, đặc điểm sau:
1.Bị thủy tinh hấp thụ mạnh.
2.Dùng để tìm khuyết tật trong các sản phẩm đúc.
3. Nguồn phát mạnh là bề mặt Mặt Trời.
4.Có thể kích thích nhiều phản ứng hóa học.
5.Có thể biến điệu.
6.Dùng để chữa bệnh còi xương.
Tia tử ngoại thỏa mãn các đặc điểm, tính chất nào?
A.2,3,4,6
B.2,3,5,6
C.1,4,5,6

D.1,3,4,6
 

Chuyên mục

Câu 13. Trong chương trình Vật lí 12 hiện hành, số tia có khả năng làm ion hóa không khí, số tia có khả năng xuyên thấu là?
A.5 và 4.
B.2 và 1.
C.4 và 3.
D.3 và 2.
Trả lời:
Thực ra đây là câu mang tính chất tổng hợp, nhưng nghiêng nhiều về phần sóng ánh sáng hơn.
Các bạn không quên được tia $\alpha$, $\beta$, $\gamma$ trong phần Hạt Nhân Nguyên Tử chứ?
Chọn A:
Các tia cùng có khả năng ion hóa không khí là $\alpha$, $\beta$, $\gamma$; X, tử ngoại.
Trong đó khả năng xuyên thấu thì trừ tia tử ngoại ra-vì tia tử ngoại thực tế có bước sóng từ $0,18 \mu m$ đến $0,4 \mu m$ truyền qua thạch anh-nên không điển hình.
 
Câu 27.Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, nguồn S phát ra bức xạ có bước sóng $600$ nm, khoảng cách giữa hai khe là $1,5$ mm, mà quan sát E cách mặt phẳng hai khe 2,4 m. Dịch chuyển mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo đường song song với mặt phẳng chứa hai khe thì cứ sau một khoảng bằng bao nhiêu thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất?
A.$0,96$ mm
B.$0,48$ mm
C.$1,44$ mm
D.$0,72$ mm
Thực ra đây chỉ là cách hỏi khác của bài toán nhỏ: tính khoảng vân:
Theo đó, bằng dùng cặp nhiệt điện, và bột huỳnh quang, người ta phát hiện được tia tử ngoại, hồng ngoại.
Ta có độ dịch chuyển:
$$i=\dfrac{\lambda D}{a}=0,96 mm.$$
Chọn $A$.
 
Thực ra đây chỉ là cách hỏi khác của bài toán nhỏ: tính khoảng vân:
Theo đó, bằng dùng cặp nhiệt điện, và bột huỳnh quang, người ta phát hiện được tia tử ngoại, hồng ngoại.
Ta có độ dịch chuyển:
$$i=\dfrac{\lambda D}{a}=0,96 mm.$$
Chọn $A$.
Bạn giải câu 47 cho mình với.
 
Câu 47.Một người dùng thí nghiệm Young để đo bước sóng của một chùm sáng đơn sắc thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. Ban đầu, người đó chiếu sáng khe nguồn bằng một đèn Na, thì quan sát được 8 vân sáng. Đo khoảng cách giữa tâm hai vân ngoài cùng, kết quả là 3,3 mm. Sau đó, thay đèn Na bằng nguồn phát bức xạ $\lambda$ thì quan sát được 9 vân, mà khoảng cách giữa hai vân ngoài cùng là 3,37 mm. Biết bước sóng của Na là $\lambda_o$(nm) thoản mãn $550 \leq \lambda_o \leq 600$, hỏi bước sóng của chùm sáng cần tìm là?
A.$526,3$ nm
B.$534,7$ nm
C.$631,7$ nm
D.$578,9$ nm
Bài làm:
Đúng ra đề phải là 590 chứ không phải là 600, đây là lỗi mình đánh máy, nhưng nói chung là không ảnh hưởng nhiều đến bài toán.
Trong sách giáo khoa có lấy ví dụ rằng ánh sáng vàng của đèn Na có bước sóng 589 nm.
Với đèn Na:
$$i_1=\dfrac{3,3}{8-1}=\dfrac{3,3}{7} mm.$$
Với bức xạ kia:
$$i_2=\dfrac{3,37}{9-1}=\dfrac{3,37}{8} mm.$$
Mà:
$$\dfrac{i_1}{i_2} =\dfrac{\lambda_1}{\lambda_2}.$$
Nên ta có ngay:
$$\lambda_2=526,3 nm.$$
Chọn $A$.
P/s: Cho khoảng xác định của $\lambda_1$(Na) không cần lắm, nhưng để cho biết được giá trị $\lambda_2$ thuộc khoảng nào mà chọn, khi không nhớ 589 nm.
 
Câu 13. Trong chương trình Vật lí 12 hiện hành, số tia có khả năng làm ion hóa không khí, số tia có khả năng xuyên thấu là?
A. 5 và 4.
B. 2 và 1.
C. 4 và 3.
D. 3 và 2.
Câu 15. Trong thí nghiệm với ống Culit-giơ, nếu ta tăng hiệu điện thế giữa 2 cực của ống thêm một lượng $\Delta U$ thì tốc độ của các electron tới anot tăng thêm $\Delta v$. Biết tốc độ ban đầu của electron là v, m là khối lượng, p là độ lớn điện tích của electron, biểu thức liên hệ đúng là?
A. $\Delta U=\dfrac{m v \Delta v }{p}$
B. $\Delta U=\dfrac{m v \Delta v }{2p}$
C. $\Delta U=\dfrac{m \Delta v}{p} \left(v-\dfrac{\Delta v}{2} \right)$
D. $\Delta U=\dfrac{m \Delta v}{p} \left(\Delta v-\dfrac{v}{2} \right)$
Câu 27. Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Young, nguồn S phát ra bức xạ có bước sóng $600$ nm, khoảng cách giữa hai khe là $1,5$ mm, mà quan sát E cách mặt phẳng hai khe 2,4 m. Dịch chuyển mối hàn của cặp nhiệt điện trên màn E theo đường song song với mặt phẳng chứa hai khe thì cứ sau một khoảng bằng bao nhiêu thì kim điện kế lại lệch nhiều nhất?
A. $0,96$ mm
B. $0,48$ mm
C. $1,44$ mm
D. $0,72$ mm
Câu 38. Chiếu một chùm tia sáng hẹp song song vào đỉnh một lăng kính có góc chiết quang $A=8^o$ theo phương vuông góc với mặt phẳng phân giác của góc A. Chiết suất của lăng kính đổi với ánh sáng màu đỏ là 1,61 và đối với ánh sáng tím là 1,68. Màn cách mặt phẳng phân giác của lăng kính 2m. Chiều rộng của quang phổ liên tục thu được trên màn?
A.$1,96$ cm
B.$1,96$ mm
C.$0,98$ cm

D.$0,98$ mm
Câu 47.Một người dùng thí nghiệm Young để đo bước sóng của một chùm sáng đơn sắc thuộc vùng ánh sáng nhìn thấy. Ban đầu, người đó chiếu sáng khe nguồn bằng một đèn Na, thì quan sát được 8 vân sáng. Đo khoảng cách giữa tâm hai vân ngoài cùng, kết quả là 3,3 mm. Sau đó, thay đèn Na bằng nguồn phát bức xạ $\lambda$ thì quan sát được 9 vân, mà khoảng cách giữa hai vân ngoài cùng là 3,37 mm. Biết bước sóng của Na là $\lambda_o$(nm) thoản mãn $550 \leq \lambda_o \leq 600$, hỏi bước sóng của chùm sáng cần tìm là?
A.$526,3$ nm
B.$534,7$ nm
C.$631,7$ nm

D.$578,9$ nm
Câu 50. Cho các tính chất, đặc điểm sau:
1.Bị thủy tinh hấp thụ mạnh.
2.Dùng để tìm khuyết tật trong các sản phẩm đúc.
3. Nguồn phát mạnh là bề mặt Mặt Trời.
4.Có thể kích thích nhiều phản ứng hóa học.
5.Có thể biến điệu.
6.Dùng để chữa bệnh còi xương.
Tia tử ngoại thỏa mãn các đặc điểm, tính chất nào?
A.2,3,4,6
B.2,3,5,6
C.1,4,5,6

D.1,3,4,6
Câu 15 mình ra thế này $\Delta U=\dfrac{m\Delta v(2v+\Delta v)}{2p}$
 
Câu 50 Chọn D mặc dù mình thấy ý 2 vẫn đúng.Tử ngoại tìm vết nứt trên bề mặt kim loại được mà.
 
Thực ra đây chỉ là cách hỏi khác của bài toán nhỏ: tính khoảng vân:
Theo đó, bằng dùng cặp nhiệt điện, và bột huỳnh quang, người ta phát hiện được tia tử ngoại, hồng ngoại.
Ta có độ dịch chuyển:
$$i=\dfrac{\lambda D}{a}=0,96 mm.$$
Chọn $A$.
Đáp án B chứ nhỉ
$\dfrac{i}{2}$
Khoảng cách giữa vân sáng và vân tối chứ nhỉ giữa 2 vân sáng thì lúc đó đâu có lệch nữa nhỉ
 
Bài làm:
Đúng ra đề phải là 590 chứ không phải là 600, đây là lỗi mình đánh máy, nhưng nói chung là không ảnh hưởng nhiều đến bài toán.
Trong sách giáo khoa có lấy ví dụ rằng ánh sáng vàng của đèn Na có bước sóng 589 nm.
Với đèn Na:
$$i_1=\dfrac{3,3}{8-1}=\dfrac{3,3}{7} mm.$$
Với bức xạ kia:
$$i_2=\dfrac{3,37}{9-1}=\dfrac{3,37}{8} mm.$$
Mà:
$$\dfrac{i_1}{i_2} =\dfrac{\lambda_1}{\lambda_2}.$$
Nên ta có ngay:
$$\lambda_2=526,3 nm.$$
Chọn $A$.
P/s: Cho khoảng xác định của $\lambda_1$(Na) không cần lắm, nhưng để cho biết được giá trị $\lambda_2$ thuộc khoảng nào mà chọn, khi không nhớ 589 nm.
Sao đề thích cho khác biệt tâm hai vân ngoài cùng với vân ngoài cùng đấy nhể :3
 

Quảng cáo

Back
Top