Quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại

superstar

Member
Bài toán
Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm một vật có khối lượng m=100g gắn vào một lò xo có độ cứng k=10N/m. Hệ số ma sạt giữa vật và sàn là 0.1. Đưa vật lớn vị trí lò co nén một đoạn rồi thả ra. Vật đặt vận tốc lớn nhất tại O và $v_max$=60cm/s. Quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại là:
A. 24.5cm
B. 24cm
C. 21cm
D. 25cm
Bìa này em làm không ra kết quả, mọi người làm thử coi
 
Bạn nào vào giải giúp bài này với,mình khá thắc mắc 2 đáp án A và B:giải bảo toàn thì ra A,mà theo cách trên mạng cung cấp thì ra B.......
 
Bài toán
Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm một vật có khối lượng m=100g gắn vào một lò xo có độ cứng k=10N/m. Hệ số ma sạt giữa vật và sàn là 0.1. Đưa vật lớn vị trí lò co nén một đoạn rồi thả ra. Vật đặt vận tốc lớn nhất tại O và $v_max$=60cm/s. Quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại là:
A. 24.5cm
B. 24cm
C. 21cm
D. 25cm
Bìa này em làm không ra kết quả,mọi người làm thử coi
Hướng dẫn
Vận tốc cực đại $v_{max}=\sqrt{\dfrac{k}{m}}\left ( A-\dfrac{\mu mg}{k} \right )=60\Rightarrow A=7cm$
Ta có $x=\dfrac{\mu mg}{k}=1cm$, tỉ số $\dfrac{A}{2x}=3,5\Rightarrow a=3\Longrightarrow S=2aA-a^2x=24cm$
Phương pháp giải: Tính $x=\dfrac{\mu mg}{k}$; Tỉ số $\dfrac{A}{2x}=m,n$ nếu $n>5$ thì $a=m+1$; $n\le 5$ thì $a=m$. Quãng đường đi được đến khi dừng, $S=2Aa-2a^2x$; thời gian chuyển động là $t=\dfrac{aT}{2}$.
 
Có thể giải thích ý nghĩa công thức này không bạn S=2aA
a2x=24cm

Mình đã viết rất rõ ràng rồi mà!
Phương pháp giải: Tính $x=\dfrac{\mu mg}{k}$; Tỉ số $\dfrac{A}{2x}=m,n$ nếu $n>5$ thì $a=m+1$; $n\le 5$ thì $a=m$. Quãng đường đi được đến khi dừng, $S=2Aa-2a^2x$; thời gian chuyển động là $t=\dfrac{aT}{2}$.
Công thức này chứng minh không khó, chỉ cần dựa vào kiến thức về dao động tắt dần và cấp số cộng. Ở đây mình không trình bày lại nữa. Còn công thức bảo toàn cơ năng ở trên là nghiễm nhiên công nhận vị trí dừng lại ở vị trí cân bằng ban đầu (bỏ qua thế năng lúc dừng lại), điều này không đúng, vật dừng lại ở trong khoảng giữa vị trí cân bằng động. Tất nhiên về lí thuyết ta có thể tính được vật dừng ở vị trí cách vị trí cân bằng ban đầu bao nhiêu, ở về phía bên nào của vị trí cân bằng ban đầu.
Cái này bạn tự xây dựng theo $a$ trong kí hiệu trên nhé!
 
Mình đã viết rất rõ ràng rồi mà!
Phương pháp giải: Tính $x=\dfrac{\mu mg}{k}$; Tỉ số $\dfrac{A}{2x}=m,n$ nếu $n>5$ thì $a=m+1$; $n\le 5$ thì $a=m$. Quãng đường đi được đến khi dừng, $S=2Aa-2a^2x$; thời gian chuyển động là $t=\dfrac{aT}{2}$.
Công thức này chứng minh không khó, chỉ cần dựa vào kiến thức về dao động tắt dần và cấp số cộng. Ở đây mình không trình bày lại nữa. Còn công thức bảo toàn cơ năng ở trên là nghiễm nhiên công nhận vị trí dừng lại ở vị trí cân bằng ban đầu (bỏ qua thế năng lúc dừng lại), điều này không đúng, vật dừng lại ở trong khoảng giữa vị trí cân bằng động. Tất nhiên về lí thuyết ta có thể tính được vật dừng ở vị trí cách vị trí cân bằng ban đầu bao nhiêu, ở về phía bên nào của vị trí cân bằng ban đầu.
Cái này bạn tự xây dựng theo $a$ trong kí hiệu trên nhé!
Cảm ơn bạn rất nhiều...Minh học rồi mà wen...Thank nha
cảm ơn bạn rất nhiều...minh học rồi mà wen...thank nha
 
Nếu chia

A/2x=3,5 thì lấy 3 còn chia ra được 3.7 thi sao ????

Có thể giải thích ý nghĩa công thức này không bạn S=2aA
a2x=24cm

Hướng dẫn
Vận tốc cực đại $v_{max}=\sqrt{\dfrac{k}{m}}\left ( A-\dfrac{\mu mg}{k} \right )=60\Rightarrow A=7cm$
Ta có $x=\dfrac{\mu mg}{k}=1cm$, tỉ số $\dfrac{A}{2x}=3,5\Rightarrow a=3\Longrightarrow S=2aA-a^2x=24cm$
Phương pháp giải: Tính $x=\dfrac{\mu mg}{k}$; Tỉ số $\dfrac{A}{2x}=m,n$ nếu $n>5$ thì $a=m+1$; $n\le 5$ thì $a=m$. Quãng đường đi được đến khi dừng, $S=2Aa-2a^2x$; thời gian chuyển động là $t=\dfrac{aT}{2}$.

Gõ công thức hẳn hoi nhé
Dùng cái này cho bài đấy:
$$W_{đầu}-W_{sau}=A_{ms}$$
 
Bài toán
Một con lắc lò xo được đặt nằm ngang gồm một vật có khối lượng m=100g gắn vào một lò xo có độ cứng k=10N/m. Hệ số ma sạt giữa vật và sàn là 0.1. Đưa vật lớn vị trí lò co nén một đoạn rồi thả ra. Vật đặt vận tốc lớn nhất tại O và $v_max$=60cm/s. Quãng đường vật đi được đến lúc dừng lại là:
A. 24.5cm
B. 24cm
C. 21cm
D. 25cm
Bìa này em làm không ra kết quả,mọi người làm thử coi

Độ giảm biên độ sau $\dfrac{T}{4}$
$\Delta A =x=\dfrac{\mu mg}{k}=1 cm$
Ta có $\dfrac{1}{2}KA^2-\dfrac{1}{2}Kx^2=\mu mg.S$ Nên tìm dc $S=24$ cm.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài này vật dừng lại tại VTCB nên x = 0 phải không các bác
Người ta không hỏi dừng ở đâu. Nên không quan tâm

Độ giảm biên độ sau $\dfrac{T}{4}$
$\Delta A =x=\dfrac{\mu mg}{k}=1 cm$
Ta có $\dfrac{1}{2}KA^2-\dfrac{1}{2}Kx^2=\mu mg.S$ Nên tìm dc $S=24$ cm.

Bài này dùng cách này được không các cậu ?
Trả lời:
Quá được.
Bài của ngocnhat95: chính là $$W{đầu}-W_{sau}=A{ms}$$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài này liệu áp dụng công thức này được không .Quãng dường vật đi được đến lúc dừng lại là
$S=\dfrac{kA^2}{2\mu mg}$

Độ giảm biên độ sau $\dfrac{T}{4}$
$\Delta A =x=\dfrac{\mu mg}{k}=1 cm$
Ta có $\dfrac{1}{2}KA^2-\dfrac{1}{2}Kx^2=\mu mg.S$ Nên tìm dc $S=24$ cm.

Cả hai cách giải này, một cách mặc định vật dừng lại ở vị trí cân bằng ban đầu; một cách mặc định vật dừng lại ở vị trí cân bằng động mà chưa thể chỉ ra được điều này!
Biết là đề không hỏi.Nhưng muốn biết thêm.trong bài này vật dừng lại ở VTCB phải không mọi người
Vật dừng lại ở vị trí cân bằng động (cách vị trí cân bằng ban đầu $x$); khi dừng lại, lò xo đang bị nén $x=1cm$.
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Cả hai cách giải này, một cách mặc định vật dừng lại ở vị trí cân bằng ban đầu; một cách mặc định vật dừng lại ở vị trí cân bằng động mà chưa thể chỉ ra được điều này!

Vật dừng lại ở vị trí cân bằng động (cách vị trí cân bằng ban đầu $x$); khi dừng lại, lò xo đang bị nén $x=1cm$.

Có một công thức nào để xác định xem khi dừng lại nó đang nén hay dãn không bạn
 
Cả hai cách giải này, một cách mặc định vật dừng lại ở vị trí cân bằng ban đầu; một cách mặc định vật dừng lại ở vị trí cân bằng động mà chưa thể chỉ ra được điều này!

Vật dừng lại ở vị trí cân bằng động (cách vị trí cân bằng ban đầu $x$); khi dừng lại, lò xo đang bị nén $x=1cm$.

Sao mình dùng công thức vị trí dừng lại $-a< x=A_o -2na < a$ với $ a=\dfrac{\mu mg}{K} $ giải ra được n .giải ra được x = 0. vậy là sao bạn. x này là ở đâu
 
Sao mình dùng công thức vị trí dừng lại $-a< x=A_o -2na < a$ với $ a=\dfrac{\mu mg}{K} $ giải ra được n .giải ra được x = 0. vậy là sao bạn. x này là ở đâu
Vị trí vật dừng lại trong đoạn giữa hai vị trí cân bằng động. Tớ viết tiếp với các kí hiệu thổng nhất từ trên trong các bài tớ viết nhé:
Phương pháp giải: Tính $x=\dfrac{\mu mg}{k}$; Tỉ số $\dfrac{A}{2x}=m,n$ nếu $n>5$ thì $a=m+1$; $n\le 5$ thì $a=m$.
+ Quãng đường đi được đến khi dừng, $S=2Aa-2a^2x$;
+ Thời gian chuyển động là $t=\dfrac{aT}{2}$.
+ Cách xác định vị trí dừng:
++ Khoảng cách so với vị trí cân bằng ban đầu: $\left | A_0-2ax \right |$,
++ Nếu $a$ chẵn thì vật dừng lại khác bên với vị trí kích thích ban đầu (ở đây là nén); nếu $a$ lẻ thì vật dừng lại cùng bên so với vị trí kích thích ban đầu.

Áp dụng các số liệu vào bài toán cụ thể trên ta thu được các kết quả đã trình bày.
 
Vị trí vật dừng lại trong đoạn giữa hai vị trí cân bằng động. Tớ viết tiếp với các kí hiệu thổng nhất từ trên trong các bài tớ viết nhé:
Phương pháp giải: Tính $x=\dfrac{\mu mg}{k}$; Tỉ số $\dfrac{A}{2x}=m,n$ nếu $n>5$ thì $a=m+1$; $n\le 5$ thì $a=m$.
+ Quãng đường đi được đến khi dừng, $S=2Aa-2a^2x$;
+ Thời gian chuyển động là $t=\dfrac{aT}{2}$.
+ Cách xác định vị trí dừng:
++ Khoảng cách so với vị trí cân bằng ban đầu: $\left | A_0-2ax \right |$,
++ Nếu $a$ chẵn thì vật dừng lại khác bên với vị trí kích thích ban đầu (ở đây là nén); nếu $a$ lẻ thì vật dừng lại cùng bên so với vị trí kích thích ban đầu.

Áp dụng các số liệu vào bài toán cụ thể trên ta thu được các kết quả đã trình bày.

$ S= 2Aa-2a^2x $ x ở đây là vị trí dừng hả bạn
 

Quảng cáo

Back
Top