Khi lò xo có độ dài ngắn nhất thì lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào quả nặng có độ lớn bằng ... ?

Heavenpostman

Active Member
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ treo thẳng đứng, đầu dưới lò xo gắn với quả nặng nhỏ khối lượng $200g$. Kích thích con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình $x=8.\cos(10t-\dfrac{\pi }{4}) (cm) $ , $t$ tính bằng giây. Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc $g = 10m/s^2$. Trong quá trình dao động, khi lò xo có độ dài ngắn nhất thì lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào quả nặng có độ lớn:
A. 1,6 N
B. 3,6 N
C. 0,4 N
D. 8,5 N
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bài toán
Một con lắc lò xo gồm lò xo nhẹ treo thẳng đứng, đầu dưới lò xo gắn với quả nặng nhỏ khối lượng $200g$. Kích thích con lắc dao động điều hoà theo phương thẳng đứng với phương trình $x=8.\cos(10t-\dfrac{\pi }{4}) (cm) $ , $t$ tính bằng giây. Gia tốc trọng trường tại nơi treo con lắc $g = 10m/s^2$. Trong quá trình dao động, khi lò xo có độ dài ngắn nhất thì lực đàn hồi của lò xo tác dụng vào quả nặng có độ lớn:
A. 1,6 N
B. 3,6 N
C. 0,4 N
D. 8,5 N
Lời giải
Ta có là $\omega =\sqrt{\dfrac{k}{m}}=\sqrt{\dfrac{g}{\Delta l}}$
Từ đó bạn dễ dàng tính được $k=20N/m$ và $\Lambda l=0,1m$
Khi lò xo có độ dài ngắn nhất thì tức là vật đang ở biên trên, như vậy độ biến dạng của lò xo sẽ bằng $\Delta l-A=0,02m$
Như vậy, độ lớn lực đàn hồi tác dụng lên vật sẽ là $F=k(\Delta l-A)=0,4N$

P/s: Để m mở rộng hơn 1 chút nhé, đối với con lắc lò xo thẳng đứng thì lực đàn hồi của lò xo tác dụng lên vật được tính theo công thức là
$F=k(\Delta l+x)$ khi ta chọn chiều dương hướng xuống
còn $F=k(\Delta l-x)$ khi ta chọn chiều dương hướng lên
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top