Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ lớn nhất là:

superstar

Member
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k=40N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng là 100g đang đứng yên , lò xo không biến dangj. Dùng quả cầu B giống hệt quả cầu A bawbs vào quả cầu A dọc theo trục của lò xo với vận tốc có độ lớn là 1m/s: va chạm giữa hai quả cầu là va chạm đàn hồi xuyên tâm. Hệ số ma sát giữa A và mặt phẳng đỡ là $\mu$=0.1; lấy $g=10m/s^2$.Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ lớn nhất là:
A. 5cm
B. 4.756cm
C. 4.525cm
D. 3.759cm
Phần sử dụng định luật bảo toàn này, em không rõ lắm, nhờ các bác nói rõ giùm
 
Bài toán
Một con lắc lò xo nằm ngang gồm lò xo có độ cứng k=40N/m và quả cầu nhỏ A có khối lượng là 100g đang đứng yên , lò xo không biến dangj. Dùng quả cầu B giống hệt quả cầu A bawbs vào quả cầu A dọc theo trục của lò xo với vận tốc có độ lớn là 1m/s: va chạm giữa hai quả cầu là va chạm đàn hồi xuyên tâm. Hệ số ma sát giữa A và mặt phẳng đỡ là $\mu$=0.1; lấy $g=10m/s^2$.Sau va chạm thì quả cầu A có biên độ lớn nhất là:
A. 5cm
B. 4.756cm
C. 4.525cm
D. 3.759cm
Phần sử dụng định luật bảo toàn này, em không rõ lắm, nhờ các bác nói rõ giùm
Khối lượng bằng nhau nên truyền vận tốc khi va chạm ta có
$v_{0A}=1m/s$
Bảo toàn cơ năng
$\dfrac{1}{2}mv_{0A}^{2}=\dfrac{1}{2}kA^{2}+\mu mgA$
$\Leftrightarrow A=4.756cm \Rightarrow B$
 
$v = \dfrac{2mv}{m+M} = 1 m/s$
Dùng bảo toàn năng lượng:
$W_{sau} - W_{truoc} = -F_{ma sat} = -\mu mgS$
$W_{sau}= \dfrac{1}{2}kA^{2}$ (thế năng cực đại nên v tại chỗ này =0)
$W_{trước} = \dfrac{1}{2}mv^{2}$
Quãng đường lớn nhất tất nhiên là S = A
thay số vào ta được đáp án B
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top