Bước sóng $\lambda_2$ có giá trị bằng

ShiroPin

Active Member
Bài toán
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khi nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_1 = 0,640\mu m$ thì trên màn quan sát ta thấy tại M và N là 2 vân sáng, trong khoảng giữa MN có 7 vân sáng nữa. Khi nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_1$ và $\lambda_2$ thì trên đoạn MN ta thấy có 19 vạch sáng, trong đó có 3 vạch sáng giống màu với vạch sáng trung tâm và 2 trong 3 vạch sáng này nằm tại M và N. Bước sóng $\lambda_2$ có giá trị bằng
A. $0,427\mu m$
B. $0,478\mu m$
C. $0,45\mu m$
D. $0,624\mu m$
 
Bài toán
Trong thí nghiệm I-âng về giao thoa ánh sáng, khi nguồn sáng phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_1 = 0,640\mu m$ thì trên màn quan sát ta thấy tại M và N là 2 vân sáng, trong khoảng giữa MN có 7 vân sáng nữa. Khi nguồn sáng phát ra đồng thời hai ánh sáng đơn sắc có bước sóng $\lambda_1$ và $\lambda_2$ thì trên đoạn MN ta thấy có 19 vạch sáng, trong đó có 3 vạch sáng giống màu với vạch sáng trung tâm và 2 trong 3 vạch sáng này nằm tại M và N. Bước sóng $\lambda_2$ có giá trị bằng
A. $0,427\mu m$
B. $0,478\mu m$
C. $0,45\mu m$
D. $0,624\mu m$
Bài làm
Xét trong khoảng 2 vân sáng liên tiếp cùng màu với vân trung tâm sẽ có
+) Số vân của $\lambda_1$ là $(7-1):2 =3$
+ Số vân của $\lambda _2$ là $(19-3):2-3=5$
Do đó
$$4\lambda_1 = 6 \lambda_2$$
$$\Rightarrow \lambda_2 = 0,427\mu m$$
Chọn A
 
Bạn giải thích rõ cho mình hai phép tính số vân của $\lambda_1$ và $\lambda_2$ :smile:
Dù là chiều 1 hay nhiều bức xạ thì số vân sáng của $=lambda_1$ trên màn vẫn không đổi và là 7 ( không tính 2 điểm M,N). Giữa M và N còn 1 vân sang là sự trùng nhau của $\lambda_1$ và $\lambda_2$ nên trừ đi 1. Tính trên 1 khoảng của 2 vân sáng trùng nhau nên chia 2 . Số vân sáng của $\lambda_2$thì lấy tổng trừ đi của $\lambda_1$ và số vân sáng trùng nhau thôi.
 

Quảng cáo

Back
Top