Giá trị của pha ban đầu khi thay đổi $A_1$ để $A$ nhỏ nhất

hoangkkk

Member
Bài toán
Hai chất điểm thực hiện dao động trên hai đường thẳng song song, nằm ngang, có gốc tọa độ nằm trên cùng đường thẳng có phương thẳng đứng. Phương trình dao động của mỗi vật tương ứng là :
$x_1=A_1\cos \left(\pi t+\dfrac{\pi}{6} \right) cm$
$x_2=6\cos \left(\pi t+\dfrac{\pi}{2} \right) cm $
Gốc thời gian là lúc hai vật bắt đầu chuyển động, khoảng cách theo phương ngang giữa hai vật được biểu diễn bởi phương trình $d=A \cos \left(\pi t+\varphi \right)$. Thay đổi $A_1$ cho đến khi biên độ $A$ đạt giá trị cực tiểu thì :

A. $\varphi =-\dfrac{\pi}{6}$
B. $\varphi =\pi$
C. $\varphi =-\dfrac{\pi}{3}$
D. $\varphi =0$
 
Bài toán
Hai chất điểm thực hiện dao động trên hai đường thẳng song song, nằm ngang, có gốc tọa độ nằm trên cùng đường thẳng có phương thẳng đứng. Phương trình dao động của mỗi vật tương ứng là :
$x_1=A_1\cos \left(\pi t+\dfrac{\pi}{6} \right) cm$
$x_2=6\cos \left(\pi t+\dfrac{\pi}{2} \right) cm $
Gốc thời gian là lúc hai vật bắt đầu chuyển động, khoảng cách theo phương ngang giữa hai vật được biểu diễn bởi phương trình $d=A \cos \left(\pi t+\varphi \right)$. Thay đổi $A_1$ cho đến khi biên độ $A$ đạt giá trị cực tiểu thì :

A. $\varphi =-\dfrac{\pi}{6}$
B. $\varphi =\pi$
C. $\varphi =-\dfrac{\pi}{3}$
D. $\varphi =0$
Bài làm:
Đề bài của bạn hình như có vấn đề, kiểm tra lại nhé.​
Ta có:​
\[ A^2=A^2_1+A^2_2+2A_1A_2.\cos{\dfrac{\pi}{3}}\]​
\[ =A^2_1-6A_1+36 \ge 25 \]​
Theo cách tính này không đáp án.​
 
Có thể thế này không?
rnwmry
 
Bài làm:
Đề bài của bạn hình như có vấn đề, kiểm tra lại nhé.​
Ta có:​
\[ A^2=A^2_1+A^2_2+2A_1A_2.\cos{\dfrac{\pi}{3}}\]​
\[ =A^2_1-6A_1+36 \ge 25 \]​
Theo cách tính này không đáp án.​
•Dễ dàng tìm được $A_1=3$
•Ta có: $\begin{bmatrix} x_2-x_1=3\sqrt{3}\cos \left(\pi t+\dfrac{2\pi}{3} \right) \\ x_1-x_2=3\sqrt{3}\cos \left(\pi t-\dfrac{\pi}{3} \right)\end{bmatrix}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Không phải đề sai mà là $A$ là biên độ khoảng cách nên \[ A^2=A^2_1+A^2_2-2A_1A_2.\cos{\dfrac{\pi}{3}}\]
\[ =A^2_1-6A_1+36 \ge 25 \] .
\[ =(A_1-3)^2+25 \ge 25 \]
Dấu bằng xảy ra khi $A_1=3$
Đúng!
Thế quái nào cái hình của tớ vẫn đúng :))
Đúng vì hên trong TH này thôi :)). Tối nay vẫn lâng lâng vì vụ nhậu hồi chiều, tư duy chả đâu vào đâu cả :(
 
Không phải đề sai mà là $A$ là biên độ khoảng cách nên \[ A^2=A^2_1+A^2_2-2A_1A_2.\cos{\dfrac{\pi}{3}}\]
\[ =A^2_1-6A_1+36 \ge 25 \] .
\[ =(A_1-3)^2+25 \ge 25 \]
Dấu bằng xảy ra khi $A_1=3$
Đúng!
Thế quái nào cái hình của tớ vẫn đúng :))
Cho em hỏi tí, bài toán này không liên quan đến tổng hợp dao động, sao anh lại suy ra được công thức tính khoảng cách $A$ từ $A_1$ và $A_2$ như vậy ạ ? @-)
 
Bài làm:
Đề bài của bạn hình như có vấn đề, kiểm tra lại nhé.​
Ta có:​
\[ A^2=A^2_1+A^2_2+2A_1A_2.\cos{\dfrac{\pi}{3}}\]​
\[ =A^2_1-6A_1+36 \ge 25 \]​
Theo cách tính này không đáp án.​
Em nghĩ đề không sai đâu ạ. Đây là đề thi thử của tạp chí "Vật lý và tuổi trẻ"
 
Cho em hỏi tí, bài toán này không liên quan đến tổng hợp dao động, sao anh lại suy ra được công thức tính khoảng cách $A$ từ $A_1$ và $A_2$ như vậy ạ ? @-)
Anh làm tổng quát luôn nhé !
Khẳng định luôn là cách này của anh độc nhất vô nhị :P
Khoảng cách theo phương ngang giữa hai vật:
\[\begin{align}
d & =\left| {{x}_{2}}-{{x}_{1}} \right| \\
& =\left| {{A}_{2}}\cos (\omega t+{{\varphi }_{2}})-{{A}_{1}}\cos (\omega t+{{\varphi }_{1}}) \right| \\
& =\left| {{A}_{2}}\left( \cos \omega t\cdot \cos {{\varphi }_{2}}-\sin \omega t\cdot \sin {{\varphi }_{2}} \right)-{{A}_{1}}\left( \cos \omega t\cdot \cos {{\varphi }_{1}}-\sin \omega t\cdot \sin {{\varphi }_{1}} \right) \right| \\
& =\left| \left( {{A}_{2}}\cos {{\varphi }_{2}}-{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}} \right)\cdot \cos \omega t+\left( {{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}-{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}} \right)\cdot \sin \omega t \right| \\
\end{align}\] Sử dụng bất đẳng thức $Cauchy-Schwarz$ ta có \[\begin{align}

d & \le \sqrt{{{\left( {{A}_{2}}\cos {{\varphi }_{2}}-{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}} \right)}^{2}}+{{\left( {{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}-{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}} \right)}^{2}}}\cdot \sqrt{{{\cos }^{2}}\omega t+{{\sin }^{2}}\omega t} \\
& =\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\left( \cos {{\varphi }_{1}}\cdot \cos {{\varphi }_{2}}+\sin {{\varphi }_{1}}\cdot \sin {{\varphi }_{2}} \right)} \\
& =\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}. \\
\end{align}\] Đẳng thức xảy ra khi $\tan \omega t=\dfrac{{{A}_{1}}\sin {{\varphi }_{1}}-{{A}_{2}}\sin {{\varphi }_{2}}}{{{A}_{2}}\cos {{\varphi }_{2}}-{{A}_{1}}\cos {{\varphi }_{1}}}$ nên giá trị lớn nhất của $d$ là $$d_{max}=A=\sqrt{A_{1}^{2}+A_{2}^{2}-2{{A}_{1}}{{A}_{2}}\cos \left( {{\varphi }_{1}}-{{\varphi }_{2}} \right)}.$$ Bài toán được giải quyết xong $\blacksquare$
 
Bài toán
Hai chất điểm thực hiện dao động trên hai đường thẳng song song, nằm ngang, có gốc tọa độ nằm trên cùng đường thẳng có phương thẳng đứng. Phương trình dao động của mỗi vật tương ứng là :
$x_1=A_1\cos \left(\pi t+\dfrac{\pi}{6} \right) cm$
$x_2=6\cos \left(\pi t+\dfrac{\pi}{2} \right) cm $
Gốc thời gian là lúc hai vật bắt đầu chuyển động, khoảng cách theo phương ngang giữa hai vật được biểu diễn bởi phương trình $d=A \cos \left(\pi t+\varphi \right)$. Thay đổi $A_1$ cho đến khi biên độ $A$ đạt giá trị cực tiểu thì :

A. $\varphi =-\dfrac{\pi}{6}$
B. $\varphi =\pi$
C. $\varphi =-\dfrac{\pi}{3}$
D. $\varphi =0$
Lời giải:
Mình làm đúng theo tổng hợp dao động nhá. Tại chả biết bất đẳng thức :((
Khoảng cách theo phương ngang giữa hai vật được biểu diễn bởi biểu thức :
$$x= x_2-x_1=x_2+(-x_1) .$$
Theo giản đồ ta có :$$\dfrac{A}{\sin 60^o}=\dfrac{A_2}{\sin \alpha }\Rightarrow A=\dfrac{6.\sin 60^o }{\sin \alpha}.$$
$A_{Min}$ khi $\sin \alpha Max=1\Rightarrow \alpha=90^o \Rightarrow \varphi=-\dfrac{\pi}{3}$
Chọn C
Thấy ảo quá...
Thanks banana257
 

Attachments

  • Hình vẽ ^^.png
    Hình vẽ ^^.png
    11.5 KB · Đọc: 80

Quảng cáo

Back
Top