Tỷ số động năng của hạt proton và hạt $\alpha $ là?

canhbao

New Member
Bài toán
Bắn hạt $\alpha $ vào hạt nhân nguyên tử ${N_{7}}^{14}$ đứng yên, cho ta hạt proton và hạt nhân X. Các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc, cho khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối A của nó. Tỷ số động năng của hạt proton và hạt $\alpha $ là?

Đáp số $\dfrac{1}{81}$
 
Bài toán
Bắn hạt $\alpha $ vào hạt nhân nguyên tử ${N_{7}}^{14}$ đứng yên, cho ta hạt proton và hạt nhân X. Các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc, cho khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối A của nó. Tỷ số động năng của hạt proton và hạt $\alpha $ là?

Đáp số $\dfrac{1}{81}$
Lời giải
hạt sinh ra gồm $p;{O^{17}}_8$ Các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc $v_1=v_2\Leftrightarrow \dfrac{K_1}{m_1}=\dfrac{K_2}{m_2}\Rightarrow 17K_p=1K_O$ Ta có $P_P+P_O=P_a\Leftrightarrow \sqrt{2m_pK_P}+\sqrt{2m_OK_O}=\sqrt{3m_aK_a}$ Rút thế giải hệ nha bạn ra $\dfrac{1}{81}$
 
Bài toán
Bắn hạt $\alpha $ vào hạt nhân nguyên tử ${N_{7}}^{14}$ đứng yên, cho ta hạt proton và hạt nhân X. Các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc, cho khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối A của nó. Tỷ số động năng của hạt proton và hạt $\alpha $ là?

Đáp số $\dfrac{1}{81}$
Áp dụng định luật bảo toàn động lượng:$\vec{P_{He}}=\vec{P_{H}}+\vec{P_O}\Rightarrow m_{He}v_{He}=\left(m_H+m_O\right)v\Rightarrow v=\dfrac{2v_{He}}{9}$
Có: $K_H=\dfrac{1}{2}mv^2=\dfrac{1}{2}.{\dfrac{2v_{He}}{9}}^2=\dfrac{1}{81}K_{He}$
 
Lời giải
hạt sinh ra gồm $p;{O^{17}}_8$
Các hạt sinh ra có cùng vectơ vận tốc $v_1=v_2\Leftrightarrow \dfrac{K_1}{m_1}=\dfrac{K_2}{m_2}\Rightarrow 17K_p=1K_O$
Ta có$P_P+P_O=P_a\Leftrightarrow \sqrt{2m_pK_P}+\sqrt{2m_OK_O}=\sqrt{3m_aK_a}$
Rút thế giải hệ nha bạn ra $\dfrac{1}{81}$
$P_P+P_O=P_a\Leftrightarrow \sqrt{2m_pK_P}+\sqrt{2m_OK_O}=\sqrt{3m_aK_a}$. Chỗ này bạn tương đương sao được vì bảo toàn động lượng có dấu vecto mà
 
$P_P+P_O=P_a\Leftrightarrow \sqrt{2m_pK_P}+\sqrt{2m_OK_O}=\sqrt{3m_aK_a}$. Chỗ này bạn tương đương sao được vì bảo toàn động lượng có dấu vecto mà
Hai hạt này chuyển động với cùng vecto vận tốc nên hạt anpha và hai hạt tạo ra sau phản ứng óc véc tơ trùng giá. Nên dấu vecsto cùng dấu với biểu thức luôn. Bài của bạn cũng làm như thế còn gi?:D
 
Hai hạt này chuyển động với cùng vecto vận tốc nên hạt anpha và hai hạt tạo ra sau phản ứng óc véc tơ trùng giá. Nên dấu vecsto cùng dấu với biểu thức luôn. Bài của bạn cũng làm như thế còn gi?:D
Ờ ý mình là khi AD định luật bảo toàn năng lượng nên để dấu vectơ. Nếu không để dấu vectơ thì nhiều bạn sẽ nhầm lẫn trong các trường hợp khác.
 
Tăng Hải Tuân dạ đầu tiên em xin phép chào anh nha. Em là tín đồ của anh đó. Em thấy sách công phá rất hay, đặc biệt là cp lí của anh. Em khá thích học vật lý. Em rất ngưỡng mộ anh ạ
 
Bài toán trên nếu chỉ cho như thế thì em cũng làm được. Nhưng hôm qua khi lang thang trên mạng em có gặp một bài thế này. Nó cho thêm cả khối lượng. Bài toán đó đây thưa anh. Và lúc này thì em không biết là nên bảo toàn động lượng hay năng lượng. Vì bảo toàn năng lượng thì nó sẽ ra như thế này (em xin up ở dưới cmt này ạ ?
received_257149648811533.jpeg
 
Vietanhnx Đề em chụp gửi lên cho thừa dữ kiện em nhé, đề sai đó em. Vì nó cho cụ thể $m$ chính xác giá trị bao nhiêu, thì như bài em làm, là ta đã tính được Ksau rồi.
Còn bài của chủ đề này cho $m$ bằng $A$ nên không tính được $\Delta E$ theo bảo toàn năng lượng, do đó phải dùng thêm phương trình bảo toàn động lượng em ạ.
 

Quảng cáo

Back
Top