Tính chu kỳ của con lắc khi đặt trong điện trường

Tàn

Super Moderator
Super Moderator
Bài toán
Vật nặng của một con lắc đơn bị nhiễm điện dương và đặt trong điện trường đều, cường độ điện trường có độ lớn $E$ không đổi. Nếu vectơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng hướng xuống thì con lắc dao động điều hoà với chu kì $1,6854$s. Nếu vectơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng hướng lên, độ lớn vẫn là $E$ thì con lắc dao động điều hoà với chu kì $2,599$s. Nếu con lắc không tích điện thì nó sẽ dao động với chu kì là:
A. $1,8564$s
B. $1,8517$s
C. $1,9998$s
D. $1,9244$s
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
tanpopo_yuki_137 đã viết:
Mình nghĩ bài này phải cho giá trị của g thì mới tính được và từ đó tính T chứ nhỉ :grin:
Thường thì trong các bài toán, nếu không nói gì thêm ta lấy $g=10m/s^2$ mà bạn
 
ruocchua1402 đã viết:
Bài toán
Vật nặng của một con lắc đơn bị nhiễm điện dương và đặt trong điện trường đều,cường độ điện trường có độ lớn $E$ không đổi.Nếu vectơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng hướng xuống thì con lắc dao động điều hoà với chu kì $1,6854$s.Nếu vectơ cường độ điện trường có phương thẳng đứng hướng lên,độ lớn vẫn là $E$ thì con lắc dao động điều hoà với chu kì $2,599$s.Nếu con lắc không tích điện thì nó sẽ dao động với chu kì là:
A. $1,8564$s
B. $1,8517$s
C. $1,9998$s
D. $1,9244$s
Lời giải
Ta có:
$\begin{cases}
\dfrac{1}{T^2}=\dfrac{1}{4 \pi ^2}.\dfrac{g}{l}\\
\dfrac{1}{T_1 ^2}=\dfrac{1}{4 \pi ^2}.\dfrac{g+a}{l}\left(1\right)\\
\dfrac{1}{T_2 ^2}=\dfrac{1}{4 \pi ^2}.\dfrac{g-a}{l}\left(2\right)
\end{cases}$. Lấy $\left(1\right) +\left(2\right)$ ta có $\boxed{\dfrac{1}{T_1 ^2}+\dfrac{1}{T_2 ^2}=\dfrac{2}{T^2}} \to \boxed{f=\sqrt{\dfrac{f_1 ^2 +f_2 ^2}{2}}}$
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top