Cơ năng của con lắc thay đổi như thế nào

tkvatliphothong

Well-Known Member
Bài toán
Một con lắc đơn có khối lượng $m$ mang điện tích $q > 0$ được coi là điện tích điểm. ban đầu con lắc dao động chỉ dưới tác dung của trọng trường có biên độ góc $ \alpha _{max}$. Khi con lắc có li độ góc $\dfrac{\sqrt{3}}{2}\alpha_{max}$ , tác dụng điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn $E$ hướng thẳng đứng xuống dưới. biết $qE=mg$. Cơ năng của con lắc sau khi tác dụng điện trường thay đổi như thế nào?
A. Giảm $25 \%$
B. Tăng $25 \%$
C. Tăng $75 \%$
D. Giảm $75 \%$
 
Bài toán
Một con lắc đơn có khối lượng $m$ mang điện tích $q > 0$ được coi là điện tích điểm. ban đầu con lắc dao động chỉ dưới tác dung của trọng trường có biên độ góc $ \alpha _{max}$. Khi con lắc có li độ góc $\dfrac{\sqrt{3}}{2}\alpha_{max}$ , tác dụng điện trường đều mà vectơ cường độ điện trường có độ lớn $E$ hướng thẳng đứng xuống dưới. biết $qE=mg$. Cơ năng của con lắc sau khi tác dụng điện trường thay đổi như thế nào?
A. Giảm $25 \%$
B. Tăng $25 \%$
C. Tăng $75 \%$
D. Giảm $75 \%$
Lời Giải:
Tại vị trí $\alpha = \dfrac{\sqrt{3}}{2}\alpha_{max}$, thì: $ W_t = \dfrac{3}{4} W_0; \ W_đ = \dfrac{1}{4} W_0$
Khi có điện trường thì $ g' = 2g \Rightarrow W_t' = 2 W_t $
Và rồi: $ W_0' = W_t' +W_đ = 1,75 W_0 $
Chọn đáp án C
 
Lời Giải:
Tại vị trí $\alpha = \dfrac{\sqrt{3}}{2}\alpha_{max}$, thì: $ W_t = \dfrac{3}{4} W_0; \ W_đ = \dfrac{1}{4} W_0$
Khi có điện trường thì $ g' = 2g \Rightarrow W_t' = 2 W_t $
Và rồi: $ W_0' = W_t' +W_đ = 1,75 W_0 $
Chọn đáp án C
Bạn ơi động năng sao lại không bị phụ thuộc vào g'=2g vậy vì biếu thức của động năng là $W_đ=\dfrac{1}{2}mv^2=mgl(\cos\alpha -\cos\alpha _0)$ mà.:byebye:
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Bạn ơi động năng sao lại không bị phụ thuộc vào g'=2g vậy vì biếu thức của động năng là $W_đ=\dfrac{1}{2}mv^2=mgl(\cos\alpha -\cos\alpha _0)$ mà.:byebye:
Mình có giải thích ở đây rồi c nè.
  • Công thức $v^2=2gl(\cos\alpha -\cos\alpha _o)$ chỉ đúng khi vật đang thực hiện quá trình dao động tuần hoàn, khi đó ta áp dụng bảo toàn cơ năng nên mới tạo ra được công thức đó
  • Còn ở đây, bài toán là thay đổi g', quá trình thay đổi này ta không áp dụng được công thức kia nữa (bởi đơn giản quá trình đó đâu phải là quá trình dao động tuần hoàn) Ở đây ta sẽ áp dụng công thức về bản chất thực sự của động năng là $W_d=\dfrac{1}{2}mv^2$. Thay đổi $g$ thì $m,v$ đều không ảnh hưởng gì cả nên $W_đ$ không đổi c ah.
Chả biết mình viết thế c có hiểu k :nosebleed:
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:

Quảng cáo

Back
Top