Nêu và phân tích vài ví dụ về những vật không cân bằng ngay cả khi tổng hợp lực của mọi lực tác dụng vào chúng là bằng không

viet15899

New Member
Nêu và phân tích vài ví dụ về những vật không cân bằng ngay cả khi tổng hợp lực của mọi lục tác dụng vào chúng là bằng không.
 

Chuyên mục

Ví dụ: Một vật chuyển động thẳng đều, khi đó gia tốc bằng 0 nên hợp lực tác dụng lên vật cũng bằng 0.
 
Nêu và phân tích vài ví dụ về những vật không cân bằng ngay cả khi tổng hợp lực của mọi lục tác dụng vào chúng là bằng không.

Bạn @Slover đã trả lời chính xác rồi. Tiện thể bổ sung thêm xíu cho nó sáng tỏ hơn về cơ sở lý thuyết của câu trả lời thôi!

Theo nguyên lý quán tính Galilei-Newton thì "Khi tác dụng một hệ lực cân bằng (tổng hình học tất cả các lực bằng không) lên một vật đứng yên hoặc đang chuyển động thẳng đều thì vật sẽ tiếp tục đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều". Trạng thái "đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều" đó được gọi là trạng thái "cân bằng" trong cơ học. Và đây là một khái niệm nguyên thủy trong cơ học, tương tự như các tiên đề Ơclit trong hình học phẳng. Ơclit.

Nhiều người chia trạng thái cân bằng ấy ra là hai loại: cân bằng tĩnh (ứng với trạng thái đứng yên) và cân bằng động (ứng với trạng thái chuyển động thẳng đều). Cách gọi này cũng khá là hợp lý nhằm nhấn mạnh vào hai trường hợp của cân bằng. Nhưng trong thực tế bài tập thì ta hay tiếp xúc với bài toán về cân bằng tĩnh (gọi tắc là cân bằng và nếu không nói gì thêm thì hiểu là như vậy). Do đó mà dường như nhiều lúc ta ngộ nhận rằng "cân bằng là đứng yên".

Lưu ý: Trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều vừa nói tất nhiên là xét trong một hệ quy chiếu quán tính đã chọn trước.

Còn ví dụ thì ta có tôi có một ví dụ như vầy: Thả một hòn bi có bề mặt trơn nhẵn trên mặt phẳng nghiêng AB và mặt phẳng ngang BC cùng trơn nhẵn như hình vẽ. Từ trạng thái đứng yên ban đầu, vì hợp lục tác dụng vào vật khác 0 sinh ra gia tốc a nên vật trượt (do không có ma sát) trên mặt phẳng nghiêng AB; khi qua mặt phẳng ngang BC thì hợp lực tác dụng vào vật bằng 0 nhưng vật sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều với vận tốc bằng vận tốc đạt được tại B, gia tốc lúc này bằng 0.
3944
 
Last edited:

Quảng cáo

Back
Top