Mình cần giải thích

Bài toán
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng, dao động điều hòa dọc theo quỹ đạo dài 12 cm. Lúc vật ở vị trí cao nhất của quỹ đạo, lò xo bị nén 2 cm. Lấy $g = 10 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right), \pi ^{2}=10$ Chu kì dao động của con lắc xấp xỉ bằng
A. 0,3 s.
B. 0,4 s.
C. 0,6 s.
D. 0,5 s.
Giải:
Khi vật ở vị trí lò xo cao nhất, lò xo nén 2 cm $\Rightarrow$
$\Delta l_{o}= A - 2 = 4\left(cm\right)$
Chu kì dao động của con lắc bằng T = 0,4 s
Bài toán
Một con lắc lò xo treo thẳng đứng dao động điều hòa dọc theo quỹ đạo dài 6 cm. Lúc vật ở vị trí cao nhất của quỹ đạo, lò xo bị giãn 1 cm. Lấy $g = 10 \ \left(\text{m}/\text{s}^{2}\right), \pi ^{2}=10$ Chu kì dao động của con lắc xấp xỉ bằng
A. 0,3 s.
B. 0,4 s.
C. 0,6 s.
D. 0,5 s.
Giải:
Khi vật ở vị trí lò xo cao nhất, lò xo bị giãn 1 cm $\Rightarrow$
$\Delta l_{o}= A + 1 = 4\left(cm\right)$
Chu kì dao động của con lắc bằng T = 0,4 s
Cho mình hỏi tại sao khi bị nén 2 cm thì để tìm $\Delta l_{0}$ thì người ta lại lấy A - 2 và khi bị giãn 1 cm thì để tìm $\Delta l_{0}$ thì người ta lại lấy A + 1 vậy mọi người :( Không hiểu ở phần này hixx
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Khi nói về độ giãn của lò xo ta cần lấy mốc so sánh là vị trí mà lò xo không bị giãn hay nén (lúc chưa treo vật). Mô tả chi tiết bằng hình vẽ bên dưới chắc hẵn em sẽ hiểu và vận dụng được nhiều hơn.

lkj.png
 
Khi nói về độ giãn của lò xo ta cần lấy mốc so sánh là vị trí mà lò xo không bị giãn hay nén (lúc chưa treo vật). Mô tả chi tiết bằng hình vẽ bên dưới chắc hẵn em sẽ hiểu và vận dụng được nhiều hơn.

lkj.png
Ôi, cảm ơn anh ạ, không ngờ a lại tận tình như vậy ạ :D mà nhìn mặt a giống thầy Đỗ Ngọc Hà dạy vật lý quá :3 Không biết có họ hàng gì không ta :D
 

Quảng cáo

Back
Top