So sánh biên độ $A_1$ và $A_2$

To_Be_The_Best

Active Member
Bài toán
Một con lắc lò xo gòm vật nặng có khối lượng m=100 g, lò xo có độ cứng k=40 N/m. Tác dụng vào vật một lực tuần hoàn biên độ $F_{0}$ và tần số $f_{1}$=4 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là $A_{1}$. Nếu giữ nguyên biên độ $F_{0}$ nhưng tăng tần số đến giá trị $f_{2}$=5 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là $A_{2}$. Chọn phương án đúng:
A. $A_{2}$>$A_{1}$
B. $A_{2}$=$A_{1}$
C. $A_{2}$<$A_{1}$
D. $A_{2}\geq A_{1}$
 
Bài toán
Một con lắc lò xo gòm vật nặng có khối lượng m=100 g, lò xo có độ cứng k=40 N/m. Tác dụng vào vật một lực tuần hoàn biên độ $F_{0}$ và tần số $f_{1}$=4 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là $A_{1}$. Nếu giữ nguyên biên độ $F_{0}$ nhưng tăng tần số đến giá trị $f_{2}$=5 Hz thì biên độ dao động ổn định của hệ là $A_{2}$. Chọn phương án đúng:
A. $A_{2}$>$A_{1}$
B. $A_{2}$=$A_{1}$
C. $A_{2}$<$A_{1}$
D. $A_{2}\geq A_{1}$
Lời giải
Bài này mình giải như sau:, ta tính được tần số riêng, $f_{0} =\dfrac{10}{\pi}$, ta thấy giá trị $ 4 Hz$ gần giá trị này hơn nên $A{1}>A{2}$, mình chọn $C$
 
Bài này mình giải như sau:, ta tính được tần số riêng, $f_{0} =\dfrac{10}{\pi}$, ta thấy giá trị $ 4 Hz$ gần giá trị này hơn nên $A{1}>A{2}$, mình chọn $C$
Cần giải thích thêm là tần số $f_0$ bạn nói chính là giá trị của tần số làm dao động cưỡng bức cộng hưởng. Đồ thị dao động cưỡng bức SGK nâng cao 12 trang 53 có vẽ sự biểu thị của A theo $\omega$
hieubuidinh thêm lời giải vào trước bài làm nhé!
 
Đáp án là C

Nhưng mà mình chưa hiểu lắm :(

Bạn giải thích rõ hơn được không, mình quên hết kiến thức mấy chương đầu rồi

Thanks
 
Đáp án là C

Nhưng mà mình chưa hiểu lắm :(

Bạn giải thích rõ hơn được không, mình quên hết kiến thức mấy chương đầu rồi

Thanks
Cái này cũng khá đơn giản: vì một dao động kích thích có tần số riêng của hệ thì càng làm cho hệ dao động mạnh, cậu xem lại bài dao động cưỡng bức và cộng hưởng, nếu không, cậu vẽ một pa-ra-bol lồi và xử lí như toán.
 
Cậu nói mình không hiểu

Cơ mà mình học lại bài giảng rồi -> Đã hiểu :x

f càng gần f riêng -> càng gần việc cộng hưởng - > A càng lớn

Mình trình bày vậy có đúng không ?
 

Quảng cáo

Back
Top