Phương trình dao động là?

kienduc_2000

New Member
Bài toán
Con lắc lò xo thẳng đứng $k=20 \ \text{N}/\text{m}$ đầu dưới cố định, đầu trên có đĩa nhỏ $M=600 \ \text{g}$, một vật $m=200 \ \text{g}$ thả rơi từ h =20cm so với đĩa, khi m chạm M thì dao động đh. Va chạm hoàn toàn không đàn hồi. Chọn t=o ngay lúc va chạm. Gốc tọa độ tại vtcb M+m, chiều + hướng xuống. Pt dao động?

A. $x= 10\sqrt{2}\cos \left(5 t- \dfrac{3\pi }{4}\right)$
B. $x= 20\sqrt{2}\cos \left(5 t- \dfrac{3\pi }{4}\right)$
C. $x= 10\sqrt{2}\cos \left(5 t+ \dfrac{\pi }{4}\right)$
D. $x= 20\sqrt{2}\cos \left(5 t+\dfrac{\pi }{4}\right)$
 
Bài toán
Con lắc lò xo thẳng đứng $k=20 \ \text{N}/\text{m}$ đầu dưới cố định, đầu trên có đĩa nhỏ $M=600 \ \text{g}$, một vật $m=200 \ \text{g}$ thả rơi từ h =20cm so với đĩa, khi m chạm M thì dao động đh. Va chạm hoàn toàn không đàn hồi. Chọn t=o ngay lúc va chạm. Gốc tọa độ tại vtcb M+m, chiều + hướng xuống. Pt dao động?

A. $x= 10\sqrt{2}\cos \left(5 t- \dfrac{3\pi }{4}\right)$
B. $x= 20\sqrt{2}\cos \left(5 t- \dfrac{3\pi }{4}\right)$
C. $x= 10\sqrt{2}\cos \left(5 t+ \dfrac{\pi }{4}\right)$
D. $x= 20\sqrt{2}\cos \left(5 t+\dfrac{\pi }{4}\right)$

Bài toán
Con lắc lò xo thẳng đứng $k=20 \ \text{N}/\text{m}$ đầu dưới cố định, đầu trên có đĩa nhỏ $M=600 \ \text{g}$, một vật $m=200 \ \text{g}$ thả rơi từ h =20cm so với đĩa, khi m chạm M thì dao động đh. Va chạm hoàn toàn không đàn hồi. Chọn t=o ngay lúc va chạm. Gốc tọa độ tại vtcb M+m, chiều + hướng xuống. Pt dao động?

A. $x= 10\sqrt{2}\cos \left(5 t- \dfrac{3\pi }{4}\right)$
B. $x= 20\sqrt{2}\cos \left(5 t- \dfrac{3\pi }{4}\right)$
C. $x= 10\sqrt{2}\cos \left(5 t+ \dfrac{\pi }{4}\right)$
D. $x= 20\sqrt{2}\cos \left(5 t+\dfrac{\pi }{4}\right)$
IMG_20160807_234046.jpg
 

Tôi có thắc mắc về VTCB.

Ngay sau va chạm, ta hiểu hai vật dính chặt vào nhau, rồi tạo thành một con lắc lò xo với vật nặng có khối lượng $M+m$. Sau va chạm hai vật chịu tác dụng của lực cản của lò xo nên chuyển động chậm dần, tốc độ giảm nên ngay sau va cham thì hệ có tốc độ cực đại. Trong dao động điều hòa vị trí nào có tốc độ cực đại thì đó là VTCB. Vậy VTCB của hệ sau va chạm không phải ở vị trí $O$, như trong hình vẽ của bạn mà là vị trí hai vật va chạm.

Mong được sáng tỏ chỗ thắc mắc này!:D
 
Chào anh Đức,
Theo như em học thì vị trí can bằng là vị trí mà tại đó tổng lực tác dụng len vật bằng 0, vì vậy vị trí cân bằng chính là điểm O như trọng hình vẽ.
Vận tốc ngay sau khi va chạm là vận tốc ứng với li độ x=mg/k chứ khong phải vận tốc cực đại.
 
Chào anh Đức,
Theo như em học thì vị trí can bằng là vị trí mà tại đó tổng lực tác dụng len vật bằng 0, vì vậy vị trí cân bằng chính là điểm O như trọng hình vẽ.
Vận tốc ngay sau khi va chạm là vận tốc ứng với li độ x=mg/k chứ khong phải vận tốc cực đại.

Là thắc mắc mà! Tôi có ý phản biện như vậy thì em hãy chứng minh để làm sáng tỏ, chứng minh cho lập luận của em và bác bỏ lập luận của tôi! Diễn đàn là để chúng ta trao đổi mà! Và tôi đưa ra một ý kiến với thiện chí em à!:D
 
Là thắc mắc mà! Tôi có ý phản biện như vậy thì em hãy chứng minh để làm sáng tỏ, chứng minh cho lập luận của em và bác bỏ lập luận của tôi! Diễn đàn là để chúng ta trao đổi mà! Và tôi đưa ra một ý kiến với thiện chí em à!:D
Dạ thắc mắc của anh em giải thích như sau:
Vận tốc của hệ ngay sau va chạm không phải vận tốc cực đại vì mặc dù có lực cản của lò xo nhưng tổng trọng lượng của hệ lớn hơn lực cản lò xo.
Vị trí cân bằng là vị trí mà tại đó tổng lực bằng không. Vì vậy nếu dựa vào sự hiểu lầm rằng vận tốc ngay sau vc là max thì anh cũng sẽ xác định sai vtcb.
Em giải thích vậy đã được chưa ạ?
 

Quảng cáo

Back
Top