Khoảng thời gian mà vật đi từ vị trí có li độ x = 5cm từ lần thứ 2011 đến lần thứ 2012 là :

Bài toán
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = 10cos (10$\pi $t) cm. Khoảng thời gian mà vật đi từ vị trí có li độ x = 5cm từ lần thứ 2011 đến lần thứ 2012 là :
A. 2/15s
B. 4/15s
C. 1/15s
D. 1/5s
 
Lần chỉnh sửa cuối bởi 1 quản trị viên:
Hic, mạng nát không tải ảnh lên được, bạn vẽ vòng tròn lượng giác ra
Số lần lẻ thì nó đi qua vị trí 5cm theo chiều âm
và ngược lại
vậy nó đi từ 5cm theo chiều âm đến dương (1)
khoảng thời gian chỉ có thể là T/3 hoặc 2T/3
vì (1) nên là 2T/3
đáp ánA.
 
Hic, mạng nát không tải ảnh lên được, bạn vẽ vòng tròn lượng giác ra
Số lần lẻ thì nó đi qua vị trí 5cm theo chiều âm
và ngược lại
vậy nó đi từ 5cm theo chiều âm đến dương (1)
khoảng thời gian chỉ có thể là T/3 hoặc 2T/3
vì (1) nên là 2T/3
đáp ánA.
Mình ra đáp án C bạn ơi không biết đúng không
Với công thức $t_n$ = $\dfrac{N - 1}{2} T + \Delta t$ khi N lẻ và $\Delta t$ là khoảng thời gian vật đi từ vị trí ban đầu đến vị trí đã biết lần thứ nhất
$t_n$ = $\dfrac{N - 2}{2} T + \Delta t$ khi N chẵn và $\Delta t$ là khoảng thời gian vật đi từ vị trí ban đầu đến vị trí đã biết lần thứ 2
 
Mình ra đáp án C bạn ơi không biết đúng không
Với công thức $t_n$ = $\dfrac{N - 1}{2} T + \Delta t$ khi N lẻ và $\Delta t$ là khoảng thời gian vật đi từ vị trí ban đầu đến vị trí đã biết lần thứ nhất
$t_n$ = $\dfrac{N - 2}{2} T + \Delta t$ khi N chẵn và $\Delta t$ là khoảng thời gian vật đi từ vị trí ban đầu đến vị trí đã biết lần thứ 2
M k bt cái công thức này mà lười xem lắm, làm theo đường tròn lượng giác thì ra A. mà??? Nếu thế ra C là đi từ lần chẵn đến lần lẻ
 
M k bt cái công thức này mà lười xem lắm, làm theo đường tròn lượng giác thì ra A. mà??? Nếu thế ra C là đi từ lần chẵn đến lần lẻ
Mình tìm khoảng thời gian vật đi từ vị trí ban đầu đến lần thứ 2011 và 2012 sau đó trừ đi ra kết quả, mình chắc là làm đúng vì làm bài này từ đầu năm rồi ^^
Đây bạn xem thêm công thức nữa này https://vatliphothong.vn/t/13094/
 
Tú Zô đã viết:
Mình tìm khoảng thời gian vật đi từ vị trí ban đầu đến lần thứ 2011 và 2012 sau đó trừ đi ra kết quả, mình chắc là làm đúng vì làm bài này từ đầu năm rồi ^^
Đây bạn xem thêm công thức nữa này https://vatliphothong.vn/t/13094/
Mình vừa xem qua đấy là thế năng động năng mà cái ấy k xét đến dấu của x, bài này chỉ nói li dộ dương thôi bạn
 
Vật đi được 1005T là 2010 lần qua x=5, vật lại trở lại vị trí ban đầu là biên dương. Đi phát nữa là lần 2011 ở A/2, lúc này đi phát nữa tới A/2 là xoq hành trình :3 từ A/2 quay lại A/2 là 2T/3 là 2/15s A.
Có phức tạp quá k nhỉ -_-
 
Vật đi được 1005T là 2010 lần qua x=5, vật lại trở lại vị trí ban đầu là biên dương. Đi phát nữa là lần 2011 ở A/2, lúc này đi phát nữa tới A/2 là xoq hành trình :3 từ A/2 quay lại A/2 là 2T/3 là 2/15s A.
Có phức tạp quá k nhỉ -_-
Hê hê, hiểu, ra giống rồi, vẫn thích cách mình nghĩ ra hơn, bạn nên nói chiều đi qua A/2 là âm hay dương k thì dễ nhầm lắm!:D
 
Last edited:
Mình tìm khoảng thời gian vật đi từ vị trí ban đầu đến lần thứ 2011 và 2012 sau đó trừ đi ra kết quả, mình chắc là làm đúng vì làm bài này từ đầu năm rồi ^^
Đây bạn xem thêm công thức nữa này https://vatliphothong.vn/t/13094/
À cái CT của bạn đúng rồi, mà chắc bạn tính nhầm cái $\triangle t$ thứ 2 nó là $\dfrac{5T}{6}$ mà thế là ra A. rồi
 
Last edited:
Cảm ơn các bạn nhé :)
các bạn giúp mình thêm 1 bài này với
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos($\omega $t + $\pi $/3), chu kì T. Kể từ thời điểm ban đầu thì sau thời gian bằng bao nhiêu chu kì vật qua vị trí cân bằng lần thứ 2012?
A) 1006T - 5T/12
B) 1005,5 T
c) 2012T
D) 1006T + 7T/12
 
Thu.Hà123 đã viết:
Cảm ơn các bạn nhé :)
các bạn giúp mình thêm 1 bài này với
Một vật dao động điều hòa với phương trình x = Acos($\omega $t + $\pi $/3), chu kì T. Kể từ thời điểm ban đầu thì sau thời gian bằng bao nhiêu chu kì vật qua vị trí cân bằng lần thứ 2012?
A) 1006T - 5T/12
B) 1005,5 T
c) 2012T
D) 1006T + 7T/12
Bạn áp dụng cái CT của bạn #Tú zô # ấy
 

Quảng cáo

Back
Top