Tìm li độ của N tại thời điểm t

Rosemary Pham

New Member
Bài toán
M, N là hai điểm trên cùng một phương truyền sóng trên mặt nước, cách nguồn theo thứ tự là d1=5cm và d2=20cm. Biết rằng các vòng tròn đồng tâm của sóng nhận được năng lượng như nhau. Tại M, phương trình sóng có dạng uM=5cos(10pi t+pi/3) , v=30 cm/s. Tại thời điểm t, li độ dao động của phần tử nước tại M là 4cm, lúc đó dao động của N là:
A. 2cm
B. 4cm
C. -2cm
D. -4cm
 
Last edited:
$d_{1}<d_{2}$ nên sóng truyền từ M đến N.
$\lambda =\dfrac{v}{f}=6cm$
$\Rightarrow \Delta \varphi _{MN}=\dfrac{2\pi d}{\lambda }=5\pi $ nên dao động tại M và N ngược pha nhau.
Tại thời điểm t, li độ dao động của phần tử nước tại M là 4cm, lúc đó dao động của N là $-4cm$
Chọn D.
 
Gọi $n$ là số phần tử vật chất của môi trường
$\rho$ là mật độ phần tử vật chất phân bố theo chiều dài (phần tử/m)
Bảo toàn năng lượng
$\dfrac{kA^2}{2}=n.\dfrac{k'A^2}{2}$
$\Rightarrow A^2=nA'^2$
$A'=\sqrt{\dfrac{\rho}{2\pi .R}}.A$
$\Rightarrow \dfrac{A_1}{A_2}=\sqrt{\dfrac{d_2}{d_1}}=2$
$A_2=\dfrac{A_1}{2}= 2cm$
 
Gọi $n$ là số phần tử vật chất của môi trường
$\rho$ là mật độ phần tử vật chất phân bố theo chiều dài (phần tử/m)
Bảo toàn năng lượng
$\dfrac{kA^2}{2}=n.\dfrac{k'A^2}{2}$
$\Rightarrow A^2=nA'^2$
$A'=\sqrt{\dfrac{\rho}{2\pi .R}}.A$
$\Rightarrow \dfrac{A_1}{A_2}=\sqrt{\dfrac{d_2}{d_1}}=2$
$A_2=\dfrac{A_1}{2}= 2cm$
Lần đầu nhìn thấy cái cách này
 
Có cách giải dễ hiểu hơn không bạn
Cái số phần tử vật chất đấy là mình bịa ra chứ k biết nên gọi à j bằng chu vi đường tròn chia mật độ $\rho$
Giả sử sóng truyền đến M $d_M=x$ thì theo mọi phương truyền sóng đều truyền được 1 đoạn là $x$ năng lượng của sóng được truyền đi theo mọi hướng
Mà biên độ trên một đường tròn là như nhau nên năng lượng cũng được phân bố đều trên đường tròn tâm O bán kính $x$
Vậy suy ra CT trên
 
Last edited:
Cái số phần tử vật chất đấy là mình bịa ra chứ k biết nên gọi à j bằng chu vi đường tròn chia mật độ $\rho$
Giả sử sóng truyền đến M $d_M=x$ thì theo mọi phương truyền sóng đều truyền được 1 đoạn là $x$ năng lượng của sóng được truyền đi theo mọi hướng
Mà biên độ trên một đường tròn là như nhau nên năng lượng cũng được phân bố đều trên đường tròn tâm O bán kính $x$
Vậy suy ra CT trên
Bài giải trong sóng cơ liên qua đến tần số f. Biên độ sóng thay đổi khi truyền ra xa, ta có công thức :
$d_{1}f_{1}^2A_{1}^2=d_{2}f_{2}^2A_{2}^2=const$.
Công thức này áp dụng chung cho cả trường hợp thay đổi tần số để tìm biên độ lúc sau. Ví dụ:
Nguồn dao động tai O có tần số 40Hz<f<65Hz, có năng lượng dao động toàn phần không đổi, vận tốc truyền sóng là 5 m/s. F=f1, tại M cách O 20cm thì dao động cùng pha với O. F=f2>f1, tại N cách O 60cm thì cũng dao động cùng pha vối O. Tỉ số biên độ M và N là:
:):)
 
  • Like
Reactions: Bty
Bài giải trong sóng cơ liên qua đến tần số f. Biên độ sóng thay đổi khi truyền ra xa, ta có công thức :
$d_{1}f_{1}^2A_{1}^2=d_{2}f_{2}^2A_{2}^2=const$.
Công thức này áp dụng chung cho cả trường hợp thay đổi tần số để tìm biên độ lúc sau. Ví dụ:
Nguồn dao động tai O có tần số 40Hz<f<65Hz, có năng lượng dao động toàn phần không đổi, vận tốc truyền sóng là 5 m/s. F=f1, tại M cách O 20cm thì dao động cùng pha với O. F=f2>f1, tại N cách O 60cm thì cũng dao động cùng pha vối O. Tỉ số biên độ M và N là:
:):)
Chưa bao giờ nghĩ đến tần số cũng thay đổi^^
 

Quảng cáo

Back
Top